4. Bố cục và nội dung của luận án
2.5.10. Hiệu suất lượng tử của các chấm lượng tử
Hiệu suất lượng tử (QY) huỳnh quang là tỷ lệ giữa số photon phát xạ trên số photon mà mẫu đã hấp thụ. Để xác định chính xác, người ta thường đo bằng hệ đo có quả cầu tích phân và mẫu phải ở dạng rắn hoặc bột. Tuy nhiên, đối với QD huyền phù thì không thể sử dụng theo cách này được, do đó QY của các QD được xác định tương đối bằng cách so sánh với chất phát quang có hiệu suất lượng tử đã biết trước, dùng làm chất chuẩn để so sánh, điển hình là các chất màu hữu cơ như Rhodamine, rhodamine 6G, fluorescein 27, và coumarin 153 [175-177].
Việc xác định tương đối QY của chất phát quang thường bao gồm các bước sau: thứ nhất, xác định phổ hấp thụ và phổ phát xạ của chất phát quang cần đo. Thứ hai, lựa chọn một chất phát quang làm mẫu chuẩn có phổ hấp thụ và phát quang có vùng bước sóng gần hoặc tương tự như mẫu, ngoài ra chất phát quang này cần phải biết các
44
điều kiện đo như dung môi, bước sóng kích thích, nhiệt độ. Thứ ba, lựa chọn các điều kiện đo như bước sóng kích thích quang huỳnh quang, độ hấp thụ tại bước sóng kích thích đó, thường là chỉnh ở độ hấp thụ của dung dịch cỡ 2,5 đến 3% mà thôi, để tránh việc tái hấp thụ hay truyền năng lượng hấp thụ giữa các hạt nằm quá gần nhau. Tiến hành đo phổ hấp thụ và phổ phát xạ của cùng mẫu đo này và mẫu chuẩn trong các dung môi tương ứng. Thứ tư, xử lý số liệu và tính toán hiệu suất lượng tử tương đối theo công thức sau [178, 179]:
f ,x và f,st tương ứng là QY của QD cần đo và của mẫu chuẩn.
Fx, Fst lần lượt là diện tích vùng phổ phát xạ của mẫu đo và mẫu chuẩn.
nx, nst : chỉ số khúc xạ trong dung dịch (cả hai cùng là dung dịch trong suốt trong dung môi nên tỉ số này chia nhau bằng 1).
fx, fst là phần hấp thụ bởi mẫu đo hoặc mẫu chuẩn.
Để kết quả tính QY chính xác thì bước sóng hấp thụ của các chất màu lựa chọn làm mẫu chuẩn và mẫu đo phải bằng nhau tại bước sóng kích thích hệ đo huỳnh quang, thì hiệu suất lượng tử được tính:
Fx, Fst được xác định bằng cách tính diện tích phổ phát xạ huỳnh quang của mẫu đo và mẫu chuẩn.
2.6. Đánh giá khả năng tương thích của nano phát quang với kháng thể bằng kỹ thuật SDS - pages.