7. Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.4. Mô phỏng sử dụnghệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ tại C N1
2.4.1. Phân tích đa chiều hiệu quả hoạt động của chi nhánh:
Mô hình của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2009) sẽ minh họa cho việc phân tích hiệu quả của bộ phận kinh doanh, sản phẩm của công cụ FTP
Mô hình 1: Không sử dụng công cụ điều chuyển vốn, các giả định tổng quát:
- Ngân hàng chỉ có hai bộ phận kinh doanh là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
- Mô hình này không tính đến các yếu tố rủi ro và mặc định nếu có thì đã được phản
ảnh vào lãi suất
- Khách hàng doanh nghiệp chỉ gửi tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng cá nhân chỉ gửi
tiền gửi có kỳ hạn
- Khách hàng doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn, khách hàng cá
nhân chủ yếu vay tiêu dung nên lãi suất áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp thấp hơn
Bảng 2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh không sử dụng công cụ định giá điều chuyển vốn Mục Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Tổng cộng Cho vay 100 50 150
Lãi suất cho vay 10%/năm 14%/năm
Thu nhập từ cho vay 10 7 17
Tiền gửi 65 70 135
Lãi suất huy động 1%/năm 5%/năm
Chi phí tiền lãi -0.65 -3.50 -4.15
Thu nhập lãi ròng 9.35 3.5 12.85
Kết luận mô hình 1:
- Bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm nhiều lợi nhuận hơn bộ phận khách hàng cá
nhân
- Mô hình này dẫn đến quan điểm: chỉ có nghiệp vụ cho vay mới thu được lợi nhuận
cho ngân hàng, còn nghiệp vụ huy động chỉ mất chi phí trả lãi
Mô hình 2: Sử dụng công cụ điều chuyển vốn, các giả định tổng quát:
- Toàn bộ tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đều phải chuyển về trung tâm vốn. Khi mua vốn, trung tâm vốn phải trả lãi theo lãi suất FTP mua vốn (FTP mv) cho cả hai bộ phận.
- Toàn bộ tiền vay của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đều phải mua
từ trung tâm vốn. Khi bán vốn, trung tâm vốn phải thu lãi theo lãi suất FTP bán vốn (FTP bv) cho cả hai bộ phận.
- Lãi suất FTP bán vốn phải đảm bảo thấp hơn lãi suất cho vay và lãi suất mua vốn phải cao hơn lãi suất tiền gửi
Bảng 2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh không sử dụng công cụ định giá điều chuyển vốn Mục Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Trung tâm vốn Tổng cộng Cho vay 100 50 150
Lãi suất cho vay 10%/năm 14%/năm
FTP bán vốn 8%/năm 11%/năm
NIM cho vay 2%/năm 3%/năm
Thu nhập từ cho vay 2 1.5 13.5 17
Tiền gửi 65 70 135
Lãi suất tiền gửi 1%/năm 5%/năm
FTP mua vốn 6%/năm 9%/năm
NIM tiền gửi 5%/năm 4%/năm
Thu nhập từ huy động 3.25 2.8 -10.2 -4.15
Thu nhập lãi ròng 5.25 4.3 3.3 12.85
Kết luận mô hình 2:
- Tổng lợi nhuận của ngân hàng không thay đổi, bộ phận trung tâm vốn cũng tạo ra
lợi nhuận (Chênh lệch từ thu nhập bán vốn và chi phí mua vốn)
- Lợi nhuận bộ phận khách hàng doanh nghiệp tạo ra không chênh lệch so với lợi nhuận bộ phận khách hàng cá nhân
- Cả nghiệp vụ huy động và cho vay đều tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng
2.4.2. Thay đổi cách tính lợi nhuận của chi nhánh từ tính lãi điều hòa một giá sang định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP sang định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP
- Sau đây là ví dụ để so sánh lợi nhuận của chi nhánh nhận được khi áp dụng công cụ
tính lãi điều hòa một giá và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP.
- Ví dụ 1: Chi nhánh 1 có giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố định trả cho khách hàng cá nhân 5.5%/năm, số tiền huy động là 10 tỷ đồng; 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng/lần, lãi suất đầu ra áp cho khách hàng là 10.5%/năm, số tiền cho vay là 10 tỷ VND.
+Áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá: Do chi nhánh tự cân đối được nguồn (số
tiền cho vay = tiền gửi), lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh từ 2 giao dịch bằng: 10 tỷ VND * (10.5% - 5.5%)/360 = 1.388.889 VNĐ. Lợi nhuận này có được là do chi nhánh khớp số dư đầu ra đầu vào nhưng đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn về hội sở chính.
+Áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP Giả sử giao dịch tiền gửi được HSC mua vốn lãi suất cố định là 6.5%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 10 tỷ VND * (6.5% - 5.5%)/360 = 277.778 VND. Giao dịch cho vay được hội sở chính bán vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản là 6%/năm + 1.22%/năm =7.22%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 10 tỷ VND * (10.5% - 7.22%)/360 = 911.111 VND. Tổng lợi nhuận của chi nhánh bằng 277.778 VND + 911.111 VND = 1.188.889 VND. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay.
+Độ lệch lợi nhuận giữa 2 công cụ là -200.000 VND. Chênh lệch này là do HSC phải
quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào và cho vay của chi nhánh.
- Ví dụ 2: Chi nhánh B có 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố định trả cho khách hàng cá nhân 5.5%/năm, số tiền huy động là 5 tỷ đồng; 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng/lần, lãi suất đầu ra áp cho khách hàng là 10.5%/năm, số tiền cho vay là 10 tỷ VND.
+Áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá:
Lợi nhuận chi nhánh 1 ngày nhận được từ tự cân đối nguồn: 5 tỷ VND * (10.5%- 5.5%)/360 = 694.444 VND
Do chi nhánh phải nhận vốn 5 tỷ VND từ hội sở chính nên lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh từ giao dịch này bằng: 5 tỷ VND * (10.5% - 7.5%)/360 = 416.667 (Lãi suất nhận vốn vnd từ hội sở chính là 7.5%/năm).
Lợi nhuận có được là do chi nhánh đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn vê hội sở chính là: 1.111.111 VND
+Áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn FTP: Giả sử giao dịch tiền
gửi được HSC mua vốn lãi suất cố định là 6.5%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 5 tỷ VND * (6.5% - 5.5%)/360 = 138.889 vnd. Giao dịch cho vay được hội sở chính bán vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản là 6%/năm + 1.22%/năm = 7.22%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 10 tỷ VND * (10.5% - 7.22%)/360 = 911.111 VND.
Tổng lợi nhuận của chi nhánh bằng 138.889 VND + 911.111 VND = 1.050.000 VND. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay.
+Độ lệch lợi nhuận giữa 2 công cụ là -61.111 vnd. Chênh lệch này là do HSC phải
quản lý độ lệch về kỳ hạn và số tiền giữa giao dịch huy động vào và cho vay của
chi nhánh.
- Kết luận: Như vậy, mức độ chênh lệch lợi nhuận giữa công cụ tính lãi điều hòa một giá và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP chính là phần rủi ro thanh khoản mà hội sở chính phải quản lý khi chi nhánh để sụt giảm nguồn vốn (do chủ yếu là vốn ngắn hạn) nhưng phần cho vay là trung dài hạn (chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tín dụng). Để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận này, các chi nhánh phải tích cực tăng thêm nguồn vốn và cho vay theo định hướng tăng trưởng của VietinBank.
2.4.3. Ưu điểm
2.4.3.1. Thống nhất chiến lược kinh doanh theo định hướng của Hội sở chính
Với việc áp dụng cơ chế FTP, mỗi sản phẩm huy động và cho vay đều có mã sản phẩm riêng biệt và lãi suất FTP áp dụng cho từng sản phẩm. Ngoài ra, việc áp dụng trần/sàn lãi suất cho vay và tiền gửi nhằm kiểm soát chi phí, quy mô vốn khả dụng, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh. Kết hợp hai công cụ điều hành vốn trên, giúp VietinBank thống nhất chiến lược kinh doanh từ Hội sở chính đến từng chi nhánh một cách kịp thời, nhanh chóng và đạt hiệu quả tối ưu.
Đối với Hội sở chính, Phòng Alco sẽ tiến hành khảo sát tình hình lãi suất trên thị trường để đưa ra các dự báo và quyết định về điều chỉnh chi phí mua bán vốn. Đây là nguồn thông tin hữu ích, giúp các chi nhánh nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đồng thời bám sát vào định hướng điều hành vốn của Hội sở chính.
Đối với chi nhánh, bám sát quy định về điều hành vốn, lãi suất mua bán vốn của HSC ban hành, trần/sàn lãi suất huy động và cho vay để quyết định mức lãi suất phù hợp nhất áp dụng cho từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm.
Thông qua việc ban hành lãi suất mua bán vốn, trần sàn lãi suất tiền gửi/tiền vay trong từng thời kỳ, HSC thực hiện điều hành vốn một cách thống nhất tại tất cả các chi nhánh, kiểm soát chi phí đầu vào, đảm bảo hiệu quả cho toàn hệ thống.
2.4.3.2. Chuyên môn hóa công việc từ Hội sở chính đến chi nhánh và tinh giảm nhân lực thừa, nâng cao chất lượng nhân sự làm công tác nguồn vốn
Theo cơ chế quản lý vốn tập trung, Hội sở chính đóng vai trò là trung tâm vốn tiến hành mua và bán vốn với những mức lãi suất phù hợp với đặc điểm của Tài sản Nợ đã đầu tư và Tài sản Có đã mua, qua đó cân đối mức giá phù hợp cho mỗi giao dịch. Ngoài ra, khi hệ thống thừa hoặc thiếu vốn, HSC sẽ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để cân đối vốn cho toàn hệ thống. Vì vậy, mọi rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản được tập trung tại HSC, các chi nhánh được tách bạch khỏi công tác quản lý vốn này.
Ngoài việc hạn chế được sự quản lý vốn chồng chéo, phân tán nhân lực tại các chi nhánh, việc quản lý tập trung rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản còn bảo vệ chi nhánh khỏi sự biến động thị trường. Chi nhánh chỉ tập trung nguồn lực để thực hiện kinh doanh, bám sát các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm. Trên thực tế, ở góc độ chi nhánh không thể quản lý được rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Do đó, việc tập trung quản lý vốn như hiện nay giúp VietinBank kiểm soát được rủi ro về vốn toàn hàng. Chính cơ chế quản lý vốn tập trung đã giúp chuyên môn hóa công việc từ Hội sở đến từng chi nhánh, tự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng và phù hợp với chức năng từng bộ phận. Chi nhánh giảm bớt gánh nặng cho cán bộ làm công tác nguồn vốn về việc phân tích và cân đối nguồn, giúp tinh giảm bộ máy tiết kiệm chi phí hoạt động.
2.4.3.3. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh
Trước đây, khi VietinBank áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán, chi nhánh phải tự cân đối vốn. Trường hợp chi nhánh huy động vốn nhiều hơn nhu cầu cho vay, chi nhánh phải gửi phần vốn thừa tại HSC, ngược lại huy động vốn thấp hơn cho vay buộc chi nhánh phải vay phần vốn thiếu tại HSC. Lãi suất áp dụng cho cả việc vay vốn và gửi vốn tại HSC là lãi suất điều chỉnh vốn nội bộ, cụ thể: lãi suất gửi vốn tại HSC bằng lãi suất huy động bình quân của các chi nhánh thừa vốn cộng với một biên độ thích hợp và lãi suất vay của HSC căn cứ vào lãi suất gửi vốn tại HSC và lãi suất cho vay bình quân của các chi nhánh thiếu vốn. Theo đó, ở môt số kỳ hạn khi chi nhánh huy động theo lãi suất niêm yết và gửi vốn tại HSC với mức lãi suất điều chuyển vốn nội bộ thì sẽ phát sinh chênh lệch âm. Do đó, chi nhánh không thể tiếp tục huy động các kỳ hạn đó nữa. Mặt khác, đối với các chi nhánh thiếu vốn, lãi suất vay HSC thường cao và đối với các chi nhánh thừa cốn, lãi suất gửi vốn thường thấp hơn so với lãi suất thực huy động. Đây là nguyên nhân cơ chế quản lý vốn phân tán không tạo được lợi thế cạnh tranh và khuyến khích chi nhánh có thể mạnh tăng doanh số huy động/cho vay, bỏ qua nhiều cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn vốn nội bộ, làm tăng chi phí cơ hội của toàn hệ thống. Đối với cơ chế quản lý vốn tập trung, chi nhánh huy động và cho vay ở tất cả các kỳ hạn đều đảm bảo mức biên độ phù hợp giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất
mua bán vốn FTP với HSC. Việc thay đổi lãi suất FTP chỉ ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi/cho vay mới phát sinh hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi suất, vì vậy không ảnh hưởng ngay đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Cả hoạt động huy động và cho vay đều tạo ra lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh, khuyến khích chi nhánh tăng doanh số cho vay và huy động, giảm chi phí cơ hội và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
2.4.3.4. Thuận lợi trong việc xem báo cáo
Các chi nhánh có thể xem được báo cáo thuộc chi nhánh của mình, hệ thống báo cáo khá đa dạng bao gồm báo cáo cho các khoản tiền gửi, tiền vay, báo cáo phân tích, và hạch toán kế toán. Các báo cáo này giúp các bộ phận kế toán và tổng hợp giảm bớt công việc và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản trị và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ban lãnh đạo của chi nhánh.
VietinBank sử dụng chương trình phần mềm MBA cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có các Module hỗ trợ màn hình nhập liệu, truy vấn, và báo cáo liên quan đến cơ chế FTP…..Số liệu tìm kiếm được có thể xuất ra file excel để theo dõi và phục vụ cho một số nghiệp vụ liên quan.
2.4.4. Hạn chế của cơ chế quản lý vốn tập trung
2.4.4.1. Hệ thống không đủ mã sản phẩm cho các khoản tiền gủi có kỳ hạn lẻ ngày.
Hiện nay, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng. Tuy nhiên, do đặc điểm của module tiền gửi, mỗi kỳ hạn tương ứng với một sản phẩm, vì vậy việc mở mã sản phẩm theo các kỳ hạn phát sinh sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của hệ thống và rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Hệ thống không có đủ mã sản phẩm cho các kỳ hạn lẻ ngày đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Trong một số trường hợp, chi nhánh phải thực hiện hạch toán vào tài khoản trung gian khi khách hàng gửi tiền hoặc chọn sản phẩm có kỳ hạn không đúng với hợp đồng và tính toán thủ công lãi dự trả. Từ đó dẫn đến hệ quả cơ sở dữ liệu không phản ánh chính xác thông tin giao dịch và dẫn tới thông tin thể hiện trên các báo cáo quản trị như báo cáo rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, báo cáo lợi nhuận khách hàng…không phản ánh chính xác thực trạng toàn hàng. Mặc dù, hội sở chính đã
có hướng dẫn hạch toán cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn lẻ ngày, tuy nhiên để thực hiện chi nhánh phải mất nhiều thời gian xử lý và phản ánh không chính xác, kịp thời kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời, sản phẩm này chỉ áp dụng đối với các khoản tiền gửi của định chế tài chính và khách hàng doanh nghiệp đã được tổng giám