7. Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.4. Mô phỏng sử dụnghệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ tại C N1
2.4.4. Hạn chế của cơ chế quản lý vốn tập trung
2.4.4.1. Hệ thống không đủ mã sản phẩm cho các khoản tiền gủi có kỳ hạn lẻ ngày.
Hiện nay, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng. Tuy nhiên, do đặc điểm của module tiền gửi, mỗi kỳ hạn tương ứng với một sản phẩm, vì vậy việc mở mã sản phẩm theo các kỳ hạn phát sinh sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của hệ thống và rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Hệ thống không có đủ mã sản phẩm cho các kỳ hạn lẻ ngày đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Trong một số trường hợp, chi nhánh phải thực hiện hạch toán vào tài khoản trung gian khi khách hàng gửi tiền hoặc chọn sản phẩm có kỳ hạn không đúng với hợp đồng và tính toán thủ công lãi dự trả. Từ đó dẫn đến hệ quả cơ sở dữ liệu không phản ánh chính xác thông tin giao dịch và dẫn tới thông tin thể hiện trên các báo cáo quản trị như báo cáo rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, báo cáo lợi nhuận khách hàng…không phản ánh chính xác thực trạng toàn hàng. Mặc dù, hội sở chính đã
có hướng dẫn hạch toán cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn lẻ ngày, tuy nhiên để thực hiện chi nhánh phải mất nhiều thời gian xử lý và phản ánh không chính xác, kịp thời kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời, sản phẩm này chỉ áp dụng đối với các khoản tiền gửi của định chế tài chính và khách hàng doanh nghiệp đã được tổng giám đốc phê duyệt mà không áp dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân.
Ví dụ: Một khách hàng ĐCTC có nhu cầu gửi 10 tỷ đồng kỳ hạn 25 ngày tại chi nhánh 1. Chi nhánh đồng ý trả cho khách hàng lãi suất 5.5%/năm. Giá mua vốn FTP là 6.5%/năm. Theo quy trình, chi nhánh phải làm tờ trình xin ý kiến về việc nhận khoản tiền gửi trên. Khi nhận được công văn phê duyệt của tổng giám đốc, chi nhánh mới được hạch toán khoản tiền gửi này. Chi nhánh sẽ hạch toán khoản tiền gửi này.
Trong hệ thống BDS bằng cách chọn sản phẩm có kỳ hạn tuần lớn hơn và gần nhất là 4 tuần (28 ngày). Sau khi hạch toán, chi nhánh phải gửi các thông tin về khoản tiền gửi trên về phòng KH&HT ALCO để điều chỉnh thủ công. Hệ thống FTP tính giá mua vốn cho kỳ hạn 28 ngày dựa trên lãi suất mua vốn FTP của các kỳ hạn gần nhất.
Khi đến hạn hợp đồng, tức là 25 ngày kể từ ngày khách hàng gửi tiền, thu nhập lãi ròng của chi nhánh sẽ bằng: 10 tỷ đồng *(6.5% - 5.5%)/360*25. Tuy nhiên, chi nhánh phải kiểm tra lại các báo cáo xuất ra từ hệ thống FTP để chắc chắn không có sự sai sót trong việc điều chỉnh thủ công của cán bộ tại Hội sở chính.
2.4.4.2. Bị động trong việc đàm phán lãi suất với khách hàng và phải duy trì tình trạng điều chỉnh thu nhập và chi phí FTP thủ công cho chi nhánh
Tùy theo bản chất của từng giao dịch, chi nhánh có thể trình tổng giám đốc để điều chỉnh giá mua bán vốn FTP, thu nhập chi phí FTP cho từng trường hợp cụ thể.Nếu tổng giám đốc phê duyệt, Hội sở chính sẽ điều chỉnh thủ công cho chi nhánh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thủ công này sẽ mất nhiều thời gian xử lý và phản ánh không chính xác, kịp thời kết quả kinh doanh của chi nhánh. Một số trường hợp đặc biệt, hội sở chính phải điều chỉnh thủ công giá mua bán vốn FTP, thu nhập chi phí FTP cho chi nhánh như: khoản tiển gửi/tiền vay của khách hàng đặc biệt được ưu đãi lãi suất, khoản thưởng/phạt FTP, đầu mối ngoại tệ…
Ví dụ : Đối với các khoản vay lãi suất ưu đãi riêng dành cho khách hàng đặc biệt, sau khi trình tổng giám đốc và nhận được công văn phê duyệt, cán bộ tín dụng phải theo dõi chênh lệch giá bán vốn FTP thực tế hệ thống theo dõi và giá bán vốn FTP mà hội sở chính cam kết theo công văn phê duyệt để làm tờ trình xin điều chỉnh tăng thu nhập. Như vậy, việc điều chỉnh thủ công này không phản ánh kịp thời hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, đồng thời việc theo dõi và tính toán thủ công của cán bộ tín dụng cũng có thể gặp sai sót.
2.4.4.3. Các chi nhánh vẫn bị ràng buộc bởi hạn mức tồn quỹ
Hội sở chính sẽ quy định hạn mức tồn quỹ hàng ngày cho từng chi nhánh. Trường hợp chi nhánh để lượng tiền mặt tồn quỹ vượt mức quy định sẽ bị tính chi phí trên số dư vượt hạn mức. Đây là một khó khăn và bất lợi cho chi nhánh. Vì chi nhánh phải luôn đảm bảo lượng tiền mặt cần thiết để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản của khách hàng và việc nộp hay rút tiền mặt tại NHNN cũng phải mất rất nhiều thời gian. Có nhiều trường hợp khách hàng rút tiền mặt tại chi nhánh phải đợi khá lâu vì phải chờ chi nhánh rút tiền mặt tại NHNN. Ngoài ra, có trường hợp khách hàng có nhu cầu nộp số tiền lớn nhưng đã quá giờ làm việc, chi nhánh buộc phải nhận nhưng chi nhánh sẽ thực hiện niêm phong và tiến hành kiểm đếm hạch toán vào ngày làm việc tiếp theo do sợ bị phạt vượt hạn mức. Điều này ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và khả năng phục vụ khách hàng của ngân hàng.
Ngoài ra, hệ thống FTP sẽ tính chi phí cho tổng số dư trên tài khoản tiền mặt tại quỹ mà không loại trừ phần hạn mức được phép tồn quỹ. Cán bộ phòng KH&HT ALCO sẽ tính toán và điều chỉnh thủ công thu nhập cho từng chi nhánh vào cuối tháng. Đồng thời, cán bộ tại chi nhánh phải theo dõi các tài khoản trung gian hàng ngày để đối chiếu với hội sở chính. Như vậy, việc điều chỉnh này cũng không phản ánh chính xác kịp thời kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Ví dụ: Chi nhánh 1 có mức tồn quỹ đối với VND là 30 tỷ đồng. Chi nhánh 1 có 8 phòng giao dịch, 10 quầy thanh toán tại phòng kế toán giao dịch. Chi nhánh phải luôn đảm bảo việc ứng quỹ đầu ngày của các điểm giao dịch trên vào sáng sớm ngày làm
việc tiếp theo để thực hiện giao dịch với khách hàng. Trường hợp, khách hàng có nhu cầu nộp số tiền lớn nhưng chi nhánh không kịp nộp tiền mặt về tài khoản tại NHNN, hoặc trường hợp khách hàng báo rút số tiền lớn vào sáng sớm ngày làm việc tiếp theo nhưng chi nhánh không kịp rút tiền mặt tại NHNN, buộc chi nhánh phải chuẩn bị tiền mặt trước để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, số tiền mặt tồn quỹ tại chi nhánh sẽ vượt hạn mức quy định. Chi nhánh sẽ bị tính chi phí cho khoản vượt hạn mức trên. Đây là một khó khăn cho chi nhánh khi luôn phải đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của khách hàng nhưng đồng thời phải đảm bảo không vượt hạn mức tồn quỹ quy định.
2.4.4.4. Lỗi trong công tác chuẩn hóa dữ liệu
Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ FTP lấy nguồn dữ liệu vào từ corebanking và các hệ thống khác của VietinBank. Do vậy nếu dữ liệu nhập sai so với hồ sơ giấy thì hệ thống tự động sẽ áp giá sai và sẽ không đánh giá đúng lãi (lỗ) của các ĐVKD. Hệ thống FTP làm đầu vào cho các hệ thống khác như quản trị tài sản nợ - tài sản có, đánh giá phân tích lợi nhuận chi nhánh. Do đó, nếu dữ liệu sai cũng sẽ dẫn đến kết quả phân tích và quyết định quản trị thiếu thông tin.
Ví dụ: trường hợp cán bộ tín dụng gắn sai mã lãi suất đối với tài khoản vay của khách hàng làm cho chương trình tính giá bán vốn FTP sai. Những trường hợp này rất khó phát hiện vì không có bộ phận kiểm tra lại. Đối với những trường hợp hệ thống tính giá bán vốn FTP có lợi cho chi nhánh so với thực tế, cán bộ tín dụng sẽ bỏ qua và không làm tờ trình điều chỉnh giảm thu nhập. Do đó không đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
2.4.4.5. Hạn chế cán bộ truy cập hệ thống FTP
Hiện nay, hệ thống FTP chỉ cấp mã truy cập cho một số cán bộ lãnh đạo tại mỗi chi nhánh. Do mới bước đầu triển khai nên nếu truy cập rộng rãi hệ thống sẽ không chịu tải được. Đồng thời, việc hạn chế cán bộ truy cập hệ thống FTP sẽ gây khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ khi cần vấn tin, kiểm tra lãi suất mua bán vốn hay dự tính giá mua bán vốn cho cho các khoản tiền gửi, tiền vay.
2.4.4.6. Chưa có cơ chế giá linh hoạt cho từng địa bàn nhằm phát huy lợi thế của chi nhánh
VietinBank ban hành biểu lãi suất FTP theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng, loại tiền tệ và áp dụng thống nhất toàn hệ thống. Việc ưu đãi lãi suất FTP chưa tính đến yếu tố địa bàn, đặc biệt là những địa bàn có tính cạnh tranh cao như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… là một hạn chế lớn của cơ chế điều hành vốn của VietinBank. Do đó, không khuyến khích chi nhánh tăng doanh số cho vay và huy động, giảm tính cạnh tranh của VietinBank so với các TCTD khác.