hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của chi nhánh. Agribank CN Đông Gia Lai phát hành giấy tờ có giá theo thông báo hàng năm của TSC, đến nay có 3 loại giấy tờ có giá chi nhánh đã phát hành, gồm: Trái phiếu 10 năm Agribank, Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, Kỳ phiếu ngắn hạn dự thưởng.
2.2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Agribank CN Đông Gia Lai Lai
2.2.2.1 Quy mô nguồn vốn của Agribank CN Đông Gia Lai giai đoạn 2016
- 2018
Cùng với sự tăng trưởng chung của kinh tế địa phương, nguồn vốn huy động của Agribank CN Đông Gia Lai giai đoạn 2016-2018 liên tục được mở rộng, năm 2016 nguồn huy động từ tiền gửi KHCN đạt khoảng 3.567 tỷ đồng thì đến năm 2018 là 4.523 tỷ đồng.
Bảng 2.5: Quy mô nguồn vốn trên tổng dư nợ giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 Nguồn vốn huy động 3.567 4.125 4.523 Tổng nguồn 5.874 6.892 7.351 Nguồn vốn huy động/Tổng nguồn (%) 60,73% 59,85% 61,53%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nguồn vốn hoạt động của chi nhánh bao gồm 2 nguồn chính là nguồn vốn huy động và vốn được điều tiết từ TSC. Công tác huy động vốn cần được chi nhánh chú trọng hơn nữa, giảm sự lệ thuộc từ nguồn vốn điều tiết. Điều này có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.6: Dư nợ từ nguồn vốn huy động trên tổng dư nợ giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu NĂM
2016 2017 2018
Dư nợ từ nguồn huy động của CN 4.125 4.523 5.778
Tổng dư nợ 6.811 8.737 10.263
Dư nợ từ nguồn huy động/Tổng
dư nợ (%) 60,56% 51,77% 56,30%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Huy động vốn và sử dụng vốn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà còn phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động mà không cho vay và đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư thì ngân hàng sẽ mất cơ hội để mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường.
Điều quan trọng là công tác huy động vốn có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không. Do vậy, việc xem xét sự phù hợp giữa huy động và sử dụng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Biểu đồ 2.2: Tương quan giữa tổng nguồn huy động và dư nợ
Quan sát Biểu đồ 2.2 ta thấy, qua các năm tổng nguồn vốn huy động của Agribank CN Đông Gia Lai không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của chi nhánh. Tuy
nhiên, Agribank áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung với mục tiêu phát huy lợi thế tối đa của từng chi nhánh, tổng hòa lợi ích và đem lại lợi nhuận cao nhất cho toàn hệ thống. Mỗi chi nhánh tùy vào thế mạnh của mình là huy động vốn hay cho vay để tận dụng lợi thế, cơ hội kinh doanh tạo lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đảm bảo nằm trong khuôn khổ kiểm soát của TSC; mà trong đó, công cụ là những chỉ tiêu kinh doanh TSC giao và có điều chỉnh theo điều kiện thực tế tại từng chi nhánh. Trung tâm vốn điều hòa, cân đối vốn cho toàn hệ thống, chịu trách nhiệm về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, do đó việc phân tích tương quan giữa huy động và sử dụng vốn rất quan trọng đối với TSC. Còn ở góc độ chi nhánh, chỉ đánh giá xem khả năng huy động đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn và mức độ thực hiện kế hoạch TSC giao. Theo số liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018, nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt xấp xỉ hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch năm được giao, chỉ có năm 2018 đạt thấp hơn hẳn (98%) so với giai đoạn trước đó, nguyên nhân được xác định do ảnh hưởng từ khoản tiền gửi có tính chất nhất thời năm 2016 tác động đến nguồn và chỉ tiêu giao khoán từ TSC. Đây là tín hiệu tương đối khả quan, tuy nhiên nhìn bức tranh tổng thể về sự tương quan giữa nguồn vốn huy động và cho vay còn chênh lệch khá lớn, chi nhánh cần có những biện pháp nhằm thu hút, mở rộng quy mô vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn.
Bảng 2.7: Thị phần huy động vốn các NHTM trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2018 Năm Các NHTM Agribank Đông Gia Lai Agribank Gia Lai BIDV Gia Lai BIDV Nam Gia Lai Vietinbank Vietcombank Các NHTM khác Tổng cộng 2016 Quy mô 3.855 3.722 4.348 2.670 1.971 2.845 5.911 25.322 Thị phần 15,2% 14,7% 17,2% 10,5% 7,8% 11,2% 23,3% 100,0% 2017 Quy mô 4.526 4.312 4528 3.412 2.635 3.272 7.167 29.852 Thị phần 15,2% 14,4% 15,2% 11,4% 8,8% 11,0% 24,0% 100,0% 2018 Quy mô 5.129 4.580 4.874 3.754 2.656 3.873 8.144 33.010 Thị phần 15,5% 13,9% 14,8% 11,4% 8,0% 11,7% 24,7% 100,0% ĐVT: tỷ đồng Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Như được trình bày ở Bảng 2.7, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung ở các ngân hàng lớn: Agribank Gia Lai, Agribank Đông Gia Lai, BIDV Gia Lai, Vietconbank, BIDV Nam Gia Lai, Vietinbank. Trong đó, BIDV Nam Gia Lai tuy mới chia tách và đi vào hoạt động từ giữa năm 2013 với thị phần vốn không cao so với các NHTM khác, nhưng qua các năm với sự mở rộng mạng lưới và chiếm lĩnh thị trường, nguồn vốn của ngân hàng này liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, tính tới thời điểm 31/12/2018, thị phần vốn của chi nhánh không thua kém gì các ngân hàng đã thành lập từ trước đó rất lâu. Đây có thể nói là điển hình đáng học hỏi cho các ngân hàng trên địa bàn.
Hiện nay việc cạnh trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng khá cao. Trong khi đó, lãi suất huy động của Agribank lại luôn thấp hơn mặt bằng huy động chung trên toàn tỉnh, có thể nói đây là kết quả đáng khích lệ cho sự nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và nhân viên Agribank CN Đông Gia Lai trong công tác huy động vốn.
Biểu đồ2.3: Thị phần huy động vốn các NHTM trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2018
2.2.2.2 Mức độ tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 2.4 cho thấy, quy mô vốn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lại không ổn định, tăng trưởng chậm ở các năm 2016 và 2018. Năm 2016 có thể do sai số trong quá trình thu thập và xử lý số liệu nên không phản ánh đúng thực chất tốc độ tăng trưởng. Tháng 11/2016, Agribank tỉnh Gia Lai thực hiện chia tách thành Agribank CN Gia Lai và Agribank CN Đông Gia Lai, từ đó quy mô nguồn vốn, dư nợ, nguồn nhân lực, tổng tài sản và các chỉ tiêu tài chính khác cũng được phân chia, do vậy trong quá trình lấy số liệu, tác giả thực hiện lấy số liệu tương đối của các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank CN Đông Gia Lai sau chia tách để làm số liệu phân tích. Nếu xét tổng quan tốc độ tăng tưởng của Agribank toàn tỉnh năm 2017 so năm 2016 thì giai đoạn này vẫn tăng trưởng khá.
Đối với năm 2018, tốc độ tăng trưởng nguồn thấp được xác định bởi một số nguyên nhân sau:
Các cây trồng chủ lực tại địa bàn (như Hồ tiêu, Cà phê) đang ở giai đoạn cuối thời kỳ kinh doanh và phải đến lúc tái canh đầu tư trở lại, dẫn đến năng suất, sản lượng ở mức thấp. Đặc biệt, cây Hồ tiêu đang có xu hướng dịch bệnh lan rộng và giá giảm mạnh (giảm 72% so thời kỳ cao điểm, giảm 66% so năm 2016), Cà phê
những tháng cuối năm giá cũng giảm 20% so năm 2016. Từ đó thu nhập trong dân cư và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm theo.
Do tình hình cân đối vốn chung của toàn hệ thống (thừa vốn) nên lãi suất huy động của Agribank trong năm luôn thấp hơn lãi các NHTM khác, sức hút khách hàng tiền gửi giảm.
Tình hình giá cả bất động sản đã có chuyển biến tăng giá khá mạnh, giá vàng cũng có chuyển hướng tăng giá; do vậy, một phần nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư được chuyển sang các kênh đầu tư đó.
2.2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng
Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng giai đoạn 2016-2018
ĐVT: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCTD Tiền gửi TCKT Tiền gửi KB Tổng nguồn 2016 Số tiền 3.567 12 127 149 3.855 Tỷ trọng 92,53% 0,31% 3,29% 3,87% 100,00% 2017 Số tiền 4.125 25 162 214 4.526 Tỷ trọng 91,14% 0,55% 3,58% 4,73% 100,00% 2018 Số tiền 4.523 36 256 314 5.129 Tỷ trọng 88,18% 0,70% 4,99% 6,12% 100,00%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Agribank CN Đông Gia Lai luôn xác định huy động vốn là hoạt động quan trọng của ngân hàng. Chi nhánh tập trung nguồn lực với nhiều hình thức, biện pháp tìm kiếm, mở rộng, chăm sóc khách hàng để nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng trưởng. Nhìn vào Bảng 2.8 có thể thấy cơ cấu huy động vốn của Agribank CN Đông Gia Lai chủ yếu là tiền gửi dân cư, nguồn này vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn huy động qua các năm và liên tục tăng trưởng, quy mô nguồn tiền gửi dân cư từ 3.567 tỷ đồng năm 2016 đã tăng gần 1,3 lần lên 4.523 tỷ đồng năm 2018.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng năm 2016 và 2018
Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng của Agribank CN Đông Gia Lai những năm qua cũng tương đối ổn định, không có biến động gì lớn làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi KHCN theo đối tượng giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu Không kỳ hạn Dưới 12 tháng Từ 12 - 24 tháng Từ 24 tháng trở lên Tổng nguồn 2016 Số tiền 3,5 2.376,4 1.080,2 107,2 3.567,3 Tỷ trọng 0,10% 66,62% 30.28% 3,01% 100,00% 2017 Số tiền 2,8 2.135,7 1.766,4 219,8 4.124,7 Tỷ trọng 0,07% 51,78% 42.82% 5,33% 100,00% 2018 Số tiền 2,1 2.358,6 1.895,8 266,4 4.522,9 Tỷ trọng 0,05% 52,15% 41.92% 5,89% 100,00%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Qua quan sát Bảng 2.9 cho thấy: nguồn vốn huy động kỳ hạn 24 tháng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này phù hợp với tâm lý và thói
quen của khách hàng khi tình hình lãi suất đang biến động và có xu hướng giảm thì việc chuyển đổi sang kỳ hạn ngắn hơn sẽ dễ dàng hơn. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có chiều hướng giảm năm 2017 và 2018 chủ yếu do giai đoạn này các chương trình khuyến mại huy động vốn (thẻ cào, rút thăm trúng thưởng) không còn được duy trì những tháng cuối năm 2016 và đầu 2017 như những năm trước. Với sự biến động nguồn vốn như trên sẽ tăng tính bền vững ổn định và đúng hướng chỉ đạo của Agribank, tuy nhiên xét về mặt tài chính thì không có lợi vì tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng có lãi suất cao hơn nhiều cho với tiền gửi dưới 12 tháng. Để thấy rõ hơn biến động cơ cấu vốn theo kỳ hạn, ta quan sát Biểu đồ 2.6.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2016-2018
Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ
Bảng 2.10: Tiền gửi theo loại tiền tệ
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2017 2018
Tiền gửi dân cư 4.125 4.523
Trong đó ngoại tệ quy VNĐ 13.2 9.2
Tỷ trọng ngoại tệ quy đổi VNĐ 0,32% 0,20%
Bảng 2.10 cho thấy, tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ