Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 35 - 37)

1.4.2.1 Các nhân tố liên quan đến khách hàng

 Thu nhập của khách hàng: Tiềm lực tài chính của khách hàng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Thu nhập và năng lực tài chính của khách hàng càng cao, họ càng có điều kiện và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Khi thu nhập tăng lên, khả năng tích lũy của khách hàng cũng sẽ cao hơn và ngược lại.

 Tâm lý, thói quen của khách hàng: Nhiều khách hàng có tâm lý thích giữ tiền mặt, cất trữ vàng tại nhà hoặc cho vay nặng lãi trên thị trường chợ đen nên cũng gây những khó khăn nhất định cho ngân hàng khi huy động vốn.

1.4.2.2 Các nhân tố liên quan đến nền kinh tế

Theo Edward W. Reed, Ph.D và Edward K. Gill, Ph.D, các khoản tiền gửi thường phát triển nhanh trong các thời kỳ hưng thịnh của chu kỳ sản xuất so với các giai đoạn suy thoái. Trong giai đoạn hưng thịnh, kinh tế phát triển, chi phí tiêu dùng tăng dẫn đến cầu về hàng hóa và dịch vụ của các hãng sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Chính sự gia tăng này đã làm tăng các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NH. Ngược lại, sự giảm giá của các hàng hóa dịch vụ sẽ dẫn đến sự suy giảm các khoản tiền gửi của họ.

 Lạm phát: Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng họ luôn quan tâm đến mức sinh lời, lãi suất huy động mà ngân hàng công bố sẽ trả cho khách hàng khi đáo hạn chỉ là mức lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế mới là cái mà người gửi tiền quan tâm. Lạm phát không chỉ ảnh hưởng tới lãi suất thực mà nó còn thể hiện giá trị của đồng tiền đang ngày càng giảm đi. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng lúc này người dân sẽ dự trữ nội tệ bằng các ngoại tệ mạnh hoặc là hàng hóa.

 Chu kì kinh tế cũng tác động tới hoạt động của NHTM. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ diễn ra thuận lợi và thu được nhiều lợi nhuận. Nhưng khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái, số người thất nghiệp sẽ tăng, các doanh nghiệp sẽ thu hẹp hoạt động sản xuất kinh

doanh, các hoạt động của ngân hàng cũng vì thế mà sẽ gặp khó khăn trong đó có hoạt động huy động vốn.

 Quy mô, trình độ nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Khi quy mô càng được mở rộng, trình độ nền kinh tế được nâng cao thì nguồn vốn của nền kinh tế dồi dào và nguồn tiền dành cho hoạt động huy động vốn cũng tăng lên và ngược lại, khi quy mô nền kinh tế dần thu hẹp, trình độ nền kinh tế thấp thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng khó khăn hơn.

1.4.2.3 Các nhân tố liên quan đến hệ thống ngân hàng

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh không chỉ với các định chế tài chính trong nước mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngoài về mọi mặt như: năng lực tài chính, công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực,... Nếu ngân hàng không có ưu thế cạnh tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

1.4.2.4 Chính sách của Nhà nước trong hoạt động của ngân hàng thương

mại

Tại mỗi một quốc gia trên thế giới, mọi hoạt động của ngân hàng thương mại trong đó có hoạt động huy động vốn đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của luật pháp, và sự điều hành giám sát và quản lý từ phía NHNN, để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hay NHNN đề ra. Các NHTM trong trường hợp cần thiết phải tiến hành mua trái phiếu Chính phủ do Chính phủ (mà đại diện là Kho Bạc Nhà Nước) phát hành, theo những quy định cụ thể của NHNN. Với mục tiêu an toàn và an ninh tiền tệ của mỗi quốc gia mà NHNN có quy định mức vốn tối đa được phép huy động theo một tỷ lệ nhất định nào đó so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, hoạt động của hệ thống NHTM còn chịu sự tác động từ nhiều cơ quan, nhiều chế tài pháp luật khác, tuỳ theo mức độ của mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh.

1.4.2.5 Các nhân tố khác

 Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý: đây là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển khi mà văn minh tiền tệ phát triển thì lượng tiền mặt trong lưu thông trong nền kinh tế rất nhỏ, người dân chủ yếu dùng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Còn ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thì lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế lại chiếm tỷ trọng khá cao, người dân nơi này ít dùng các phương tiện thanh toán, dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp, vì vậy đã làm ảnh hưởng, và gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách huy động vốn của ngân hàng.

 Sự phát triển của công nghệ thông tin: những tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Nó tạo điều kiện cho ngân hàng có thể áp dụng những phương tiện và công cụ mới vào hoạt động của mình, từ đó tăng năng suất và hiệu quả lao động, giảm chi phí cả về thời gian và tiền bạc đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

 Môi trường kinh tế quốc tế: Quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, tự do hóa tài chính tác động không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Khi mà ranh giới về kinh tế và tài chính giữa các quốc gia dần bị thu hẹp thì chỉ cần một biến động của một nước cũng ảnh hưởng dây chuyền đến huy động vốn của một quốc gia khác trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 35 - 37)