Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 39)

1.4.2.1.Bài học kinh nghiệm về mở tài khoản tiền gửi cá nhân của Ngân hàng Phương Đông

Phương Đông (Orientbank) mở CN giao dịch đặt trong khuôn viên trường – CN Nguyễn Tri Phương; đồng thời mở tài khoản cá nhân cho toàn bộ giảng viên và nhân viên của trường giao dịch. Theo thỏa thuận giữa hai bên, Trường Đại học Kinh tế ủy quyền cho Orientbank tự trả lương cho giảng viên và nhân viên qua tài khoản mở ở Orientbank và Orientbank tiến hành cấp miễn phí cho giảng viên và nhân viên thẻ ATM để họ có thể rút tiền lương qua máy ATM đặt trong khuôn viên trường. Sự phối hợp này mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên và trở thành tình huống điển hình cho các NH và trường đại học khác làm theo.

Về phía Đại học Kinh tế, ngoài lợi ích tài chính, việc này còn giúp Nhà trường cải thiện phần nào hiệu quả quản lý khắc phục không ít khó khăn của việc trả lương qua Phòng Tài vụ của trường. Mặt khác, góp phần hạn chế chu chuyển tiền mặt, vốn gây ra không ít bất tiện. Cụ thể, Nhà trường thỏa thuận ủy quyền cho Orientbank thu học phí của sinh viên và các nguồn thu khác trực tiếp vào tài khoản của trường mở ở Orientbank. Việc này làm giảm đáng kể giao dịch tiền mặt và khối lượng tiền đang chuyển trên đường. Song song đó, từ tài khoản này, Orientbank nhận ủy thác trả lương cho giảng viên và nhân viên. Kết quả là, hầu hết tiền đều chu chuyển qua Orientbank bằng hình thức chuyển khoản. Nhờ vậy, giảm đáng kể giao dịch tiền mặt và do lúc nào tiền cũng chu chuyển qua tài khoản NH nên tiền luôn sinh lợi tức (0,25%/tháng) cho trường và những người hưởng lương qua trường.

Về phía Orientbank., lợi ích chủ yếu là huy động được khối lượng tiền gửi khá lớn từ trường và những người hưởng lương của trường. Ngoài ra, Orientbank còn có được lợi ích mà các NH khác không thể nào có được đó là quảng bá hình ảnh và thương hiệu Orientbank cho đối tượng khách hàng rất tiềm năng: giảng viên và sinh viên của trường.

1.4.2.2.Bài học kinh nghiệm về đầu tư cho chất lượng dịch vụ của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á

NHTM Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các NHTM cổ phần lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, mức độ nhận thức thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.

Với mục tiêu trở thành NH bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho KH cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, DN nhỏ và vừa, tối ưu hóa lợi ích cho KH và cổ đông, đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội. SeABank đã đặt ra chiến lược phát triển cho riêng mình là tập trung đặc biệt vào KH cá nhân và đồng thời phát triển mảng KH DN nhỏ và vừa cũng như DN lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc KH.

Riêng về mảng KH DN nhỏ và vừa, để tạo ra sự khác biệt, ngày 23/06/2012, SeABank đã cho ra đời gói sản phẩm tài khoản ưu đãi SeAPlus. Khác với các sản phẩm trước đo, gói sản phẩm này tập trung đầu tư nhiều tiện ích cho DN nhỏ và vừa hơn như lãi suất không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán lên tới 4%; các dịch vụ đi kèm như SeANet, SeACall đều miễn phí, miễn phí một năm đầu dịch vụ và giảm 10% biểu phí dịch vụ SeAPOS…

Kết quả là năm 2012, SeABank được Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng giải thưởng “Sản phẩm Vàng – Dịch vụ Vàng Việt Nam năm 2012” dành cho các dịch vụ NH tự động (AutoBank) và gói tài khoản ưu đãi (SeAPlus).

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Agribank CN Đông Gia Lai

Thị trường khách hàng cá nhân tại Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của các ngân hàng. Agribank CN Đông Gia Lai đẩy mạnh triển khai dịch vụ huy động vốn dành cho KHCN dựa vào kinh nghiệm của một số ngân hàng như sau:

 Hình thức huy động vốn phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.

 Phải đưa ra chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào Ngân hàng. Phải áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm dẻo để thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho Ngân hàng.

 Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhanh nhậy nhu cầu thị trường. Việc mở rộng huy động vốn đều phải dựa trên nền tảng tăng cường sử dụng tin học, hiện đại hóa hoạt động của Ngân hàng.

 Tăng cường liên kết với các tổ chức, các bên có liên quan khác như các Ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, hàng không, điện tử - viễn thông, khu du lịch, khu vui chơi giải trí,… nhằm khuyếch trương danh tiếng của Ngân hàng, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là cơ sở để thu hút khách hàng mới và gia tăng uy tín, vị thế của Ngân hàng.

 Đa dạng kênh phân phối và phát triển hệ thống kênh phân phối Ngân hàng hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới của Ngân hàng, giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng dể dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp Ngân hàng kịp thời nắm bắt những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, từ đó kịp thời đưa ra những động thái phù hợp làm hài lòng khách hàng.

 Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Từ đó, tạo niềm tin và xây dựng một lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát những nội dung liên quan đến hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại NHTM.

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi; tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này, tác giả xin được đánh giá hiệu quả huy động tại Agribank CN Đông Gia Lai dựa trên các tiêu chí: tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn tiền huy động, chi phí huy động vốn. Điều này sẽ được phân tích cụ thể ở Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CN ĐÔNG GIA LAI

2.1Khái quát về Agribank chi nhánh Đông Gia Lai

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông Gia Lai tiền thân là Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Gia Lai – Kon Tum được thành lập theo Quyết định 69/NH-QĐ ngày 11/7/1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 30/8/1991, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 131/NH- QĐ “Giải thể chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Gia Lai – Kon Tum để thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Gia Lai và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Kon Tum.

Ngày 24/8/2016, Hội đồng thành viên Agribank ra Quyết định 462/QĐ-HĐTV- TCTL về “Quyết định đổi tên và chuyển Agribank Chi nhánh Trà Bá về phụ thuộc Agribank” và lấy tên gọi mới là Agribank Chi nhánh Đông Gia Lai. Từ đó, địa bàn tỉnh Gia Lai có hai chi nhánh ngân hàng trực thuộc Agribank là Agribank CN Gia Lai và Agribank CN Đông Gia Lai.

Giai đoạn 1988-1991 là thời kỳ chuyển đổi mô hình quản lý và sắp xếp tổ chức nhân sự sau khi chia tách tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Giai đoạn 1992-1996 là phát triển mạnh tín dụng hộ sản xuất gắn với bước đầu thực hiện cơ chế khoán tài chính và mở rộng mạng lưới giao dịch. Nguồn vốn huy động giai đoạn này tăng bình quân 48%/năm, tổng dư nợ cho vay tăng 69%/năm.

Trong giai đoạn 1997-2007, Chi nhánh tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục phát triển kinh doanh tín dụng truyền thống, từng bước ứng dụng tin học vào hoạt động ngân hàng. Điểm nổi bật của giai đoạn này là môi trường kinh doanh trên địa bàn tuy cạnh tranh gay gắt, cà phê sụt giá nhiều năm liền nhưng với các chỉ tiêu chủ yếu, Agribank CN Đông Gia Lai đều có mức tăng trưởng khá. Từ 2016 đến nay, Agribank Đông Gia Lai chú trọng hiện đại hóa hoạt động, kinh doanh đa năng,

chú trọng phát triển dịch vụ ngoài tín dụng và tập trung củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Thành tựu của giai đoạn này rất lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Cuối giai đoạn này suy thoái kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế đất nước, tỉnh nhà đặt ra cho Chi nhánh rất nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của Agribank, phối - kết hợp và sự hỗ trợ có hiệu quả của các sở, ban ngành, địa phương, đề ra kế hoạch, chương trình hoạt động đúng đắn, phù hợp, Chi nhánh tiếp tục gặt hái được nhiều thành công.

Sự phát triển của chi nhánh trước tiên thể hiện ở tốc độ tăng trưởng rất cao. Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng bình quân 29%/năm; tổng dư nợ cho vay tăng bình quân 30%/năm, đi đôi với kiểm soát tốt nguồn vốn để đảm bảo chất lượng tín dụng. Trong 10 năm trở lại đây, nguồn vốn huy động tăng bình quân 22,6%/năm; tổng dư nợ cho vay tăng bình quân 15,8%/năm; tỷ lệ nợ xấu luôn khống chế ở mức cho phép; thu dịch vụ tăng bình quân 33%/năm. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, nguồn vốn huy động tăng bình quân 21,4%/năm, đến nay đạt số dư 8.177 tỷ đồng, gấp 2,6 lần của 5 năm trước; tổng dư nợ cho vay tăng bình quân 13,1%/năm, đến nay đạt 12.300 tỷ đồng, gấp 1,8 lần; tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,58%/tổng dư nợ; thu dịch vụ tăng bình quân 29,5%/năm, ước cả năm 2016 đạt doanh thu 50,5 tỷ đồng, gấp 3,6 lần. Lượng khách hàng bình quân tăng 4,5%/năm, đến ngày 30/9/2016 có 173 ngàn khách hàng tiền gửi, 65 ngàn khách hàng tiền vay, 162 ngàn khách hàng sử dụng dịch vụ.

2.1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Agribank CN Đông Gia

Lai năm 2018

Năm 2018, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, nhất là các chính sách do NHNN quản lý, điều hành như chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá được thực hiện tích cực, có hiệu quả, hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế. Kinh tế địa phương tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao hơn năm trước. Cụ thể: tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 (theo giá so sánh 2010) tăng 8,0% cao hơn thực hiện năm 2016 (tăng 7,81%). GRDP bình quân đầu người đạt 45,36 triệu đồng, tăng 8,8% so năm 2016.

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Agribank), nhìn chung diện tích, năng suất, sản lượng của phần lớn các cây trồng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, giá trị sản xuất thực hiện được 25.642 tỷ đồng. Tuy nhiên, các cây trồng chủ lực (cà phê, hồ tiêu) và chăn nuôi heo lại gặp bất lợi, trong đó hộ tiêu bị dịch bệnh chết nhiều, giá giảm mạnh, giá thịt heo cũng giảm mạnh những tháng đầu năm, giá cả phê sụt giảm những tháng cuối năm đã ảnh hưởng đến thu nhập người dân và nguồn tiền gửi vào ngân hàng.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh của Agribank CN Đông Gia Lai năm 2017-2018

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu kinh doanh Thực hiện 2017 Thực hiện 2018 Tăng, giảm (%) so năm trước 1 Tổng nguồn vốn huy động 4.526 5.129 +13

2 Tổng dư nợ cho vay 8.737 10.263 +17

3 Nợ xấu 25 39 +56

4 Thu từ dịch vụ 25,835 32,798 +25

5 Thu nợ từ XLRR 13,209 12,458 -0.5

6 Lợi nhuận khoán tài chính 253 295 +17

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017-2018 Agribank CN Đông Gia Lai

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Đến 31/12/2018 nguồn vốn huy động đạt 5.129 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn không tính tiền gửi Kho bạc, nguốn vốn theo kế hoạch của Agribank ( bao gồm trái phiếu): 5.104 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch Trụ sở chính giao. Tiền gửi dân cư đạt 4.523 tỷ đồng, chiến tỷ trong 89% tổng nguồn vốn huy động. Đậy cũng là mức tăng trưởng thấp so nhiều năm gần đây nhưng chủ yếu do nguyên nhân khách quan và tương đồng với mức tăng trưởng thấp so nhiều năm của các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nguyên (tăng 10,4%) và toàn ngân hàng tỉnh Gia Lai (tăng 11,1%)

Theo Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của Agribank CN Gia Lai tính tới thời điểm 31/12/2018:

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn huy động thể hiện tích cực, có tính ổn định, bền vững khá cao với: tỷ trọng tiền gửi dân cư ở mức cao (tăng 8,1%, chiếm 89% nguồn huy động không tính tiền gửi Kho bạc, TCTD); nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng khá (tăng 26%, chiếm tỷ trọng 40% tổng nguồn vốn huy động).

Theo điều kiện môi trường kinh doanh: tại địa bàn các chi nhánh phát triển cây mỳ được hưởng lợi do giá mỳ tăng hơn 2 lần so với năm 2017 nên huy động tăng rất cao; ngược lại, tại địa bàn các chi nhánh có nhiều cây hồ tiêu thì gặp khó khăn do giá tiêu giảm mạnh cộng với dịch bệnh làm giảm năng suất từ đó ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn.

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ 10.263 tỷ đồng, trong đó dự nợ thuộc diện quản lý kế hoạch (không tính ủy thác đầu tư không đáng kể, chỉ có 0.26 tỷ đồng): 10.263 tỷ đồng, tăng 1.530 tỷ đồng (+17,5%) so 31/12/2017, đạt 102% kế hoạch năm được giao đầu năm (10.062 tỷ đồng). Đây là mức tăng trưởng cao so với năm trước đồng thời thể hiện bước tăng trưởng đồng đều trên toàn ngành và cả các ngân hàng trên địa bàn, trong đó mức tăng trưởng của toàn hệ thống Agribank tăng 17,6%, khu vực Tây Nguyên tăng 19,9%, các NHTM trên địa bàn Gia Lai tăng 17,2%.

Cơ cấu nợ được bố trí hợp lý, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, phân tán rủi ro và đúng hướng chỉ đạo của ngành là ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn. Cụ thể: dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn: 8.826 tỷ đồng (chiếm 86% tổng dư nợ), dư nợ cho vay pháp nhân 1.530 tỷ đồng (chiếm 15%), dư nợ cá nhân (8.313 tỷ đồng (chiếm 81%); dư nợ các tiểu ngành, phân ngành có dư nợ lớn cũng ở mức hợp lý, phân tán được rủi ro như ngành cà phê chiếm 20,3%, tiêu dùng chiếm 11,3%, các dự án thủy điện chiếm 7,2%.

Đến 31/12/2018 nợ xấu đạt 39,085 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,38% tổng dư nợ, đạt yêu cầu cao so kế hoạch năm được Trụ sở chính giao (≤1,0%) là mức thấp nhất

trong nhiều năm trở lại đây, thấp hơn khu vực Tây Nguyên (1,26%), lần đầu đạt mức thấp hơn toàn ngân hàng Tỉnh (0,53%).

2.1.2.3 Thu dịch vụ

Thực hiện được 32,798 tỷ đồng, tăng 6,963 tỷ đồng, so thực hiện năm 2017, đạt 101% kế hoạch năm 2018 được giao.

2.1.2.4 Kết quả tài chính

Lợi nhuận khoán tài chính đạt 295 tỷ đồng, tăng 16,6% so năm 2017 đạt 109% kế hoạch TW giao (270 tỷ). Quỹ tiền lương thực hiện được 65 tỷ đồng. Lợi nhuận khoán tài chính bình quân đầu người CBNV đạt 990 triệu đồng/người cao hơn nhiều so bình quân toàn khu vực miền trung đạt 646 triệu đồng/người.

2.2Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank CN Đông Gia Lai

2.2.1 Các sản phẩm huy động vốn tại Agribank CN đông Gia Lai

Huy động vốn là một trong hai nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng. Việc huy động vốn giúp ngân hàng đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh một cách liên tục, đảm bảo nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế . Nếu xét về thành phần kinh tế, vốn huy động của ngân hàng gồm vốn huy động từ cá nhân và tổ chức khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)