Âm vang não đồ

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 114 - 118)

II. Máy và kỹ thuật siêu âm 1 Chẩn đoán siêu âm kiêu A

1.3. Âm vang não đồ

Trong phương pháp này, người ta dùng chẩn đoán siêu âm kiểu A để thăm dò não (hình 1.57).

Hình 1.57. chẩn đoán siêu âm não kiểu A.

1.3.1. Kỹ thuật ghi

Đặt đầu phát kiêm thu siêu âm ở vùng thái dương phải: ở trên màn hiện sóng sẽ xuất hiện 3 xung tương đường với thành sọ hai bên và với đường giữa đầu.

Sau đó lại đặt đầu dò siêu âm ở vùng thái dương trái: Chùm siêu âm đi theo chiều ngược lại và ta lại có 3 xung. Có loại máy được trang bị 2 đầu siêu âm đặt vào vùng thái dương hai bên có thể ghi cùng một lúc hai đường đi củ siêu âm.

1.3.2. Đường ghi bình thường

Trên mỗi đường ghi có 3 xung nhô lên khỏi đường đẳng điện (hình 1.57): - Xung đầu I: Ghi âm vang ở thành sọ nơi chùm siêu âm đi vào.

- Xung cuối T: Đánh dấu thành sọ nơi chùm siêu âm đi ra.

- Xung giữa M: Mằm đúng giữa sọ, cách đều hai hai xung đầu và cuối nằm ở hai bên. Âm vang này tạo nên do siêu âm phản xạ trên mặt phẳng giữa của não, gồm vách ngăn giữa hai não thất bên và thành não thất 3, ở người bình thường đôi khi âm vang giữa có thể xê dịch khỏi đường giữa 1-2mm.

Khi ghi hai đường cùng một lúc ta có hai đường đẳng điện song song, các xung đầu giữa và cuối có chiều ngược nhau, vị trí ăn khớp với nhau.

1.3.3. Đường ghi bệnh lý: (hình 1.58)

Trên màn ghi một đường âm vang giữa M bị lệch so với đường dọc giữa sọ. Khi ghi hai đường một lúc: hai xung giữa M và M’ không nằm trên một đường thẳng đúng giữa mà bị lệch ngược chiều nhau so với đường giữa sọ. Đo khoảng cách âm vang giữa M M’ và chia đôi, ta sẽ có độ lệch so với đường giữa đầu: Ví dụ: M M’= 10mm, độ lệch là :

mm mm MM 5 2 10 2 '  

Âm vang giữa bị lệch do não thất 3 và một số cấu trúc não bị đẩy lệch khỏi mặt phẳng đường dọc giữa vị một số nguyên nhân như phù não, tụ máu... (ngoài màng cứng, dưới màng cướng), u, áp xe.. Nhưng độ lệch trên 2mm mới có giá trị bệnh lý.

Khi chẩn đoán, cần loại trừ một số nguyên nhân sai lầm: đầu siêu âm không đối xứng hai bên, khi lệch nhiều, có thể một âm vang phía bên (như thành của bọc máu) vào vị trí giữa, một só vị trí đặc biệt của các khối trong não không đẩy lệch âm vang giữa (tụ máu hai bên, tụ máu vùng trán hay vùng chẩm).

Trong một số trường hợp có tụ máu, có thể thấy âm vang của thành bọc máu cạnh âm vang của thành sọ (hình 1.58).

Hình 1.58. Hình tụ máu dưới màng cứng

11 ngày sau chấn thương sọ não âm vang giữa bị lệch 6mm về phía trái. Cáhc đo: . 6 2 12 2 ' ; 12 ' mm MM mm MM   

1.3.4. Xác định chiều rộng của não thất 3: (hình 1.59)

Âm vang giữa nhiều lúc chẽ đôi: Khoảng cách giữa hai đỉnh nhọn bằng khoảng cách giữa hai thành bên cuảe não thất III là:

Trẻ sơ sinh: 2 – 7 mm

Người lớn: 4 – 7mm. Không bao giê quá 8mm

Chiều rộng từ 9mm trở lên là biểu hiện cảu teo não cần chú ý teo não sau chấn thương, là một nguyên nhân của động kinh sau chấn thương.

Hình 1.59. Giãn não thất III

(Âm vang giữa MM’ không bị lệch nhưng chẽ đôi. Khoảng cách giữa hai đỉnh là 10mm. Có âm vang H gần thành so phải, tương đương với thành của tụ máu.

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 114 - 118)