Sự cấu tạo nên hình Xquang

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 43 - 47)

Sự cấu tạo hình Xquang đối với phương pháp chiếu hay chụp Xquang cũng như nhau. Hình Xquang là những bóng của các bộ phận trong cơ thể chiếu lên một mặt phẳng.

1. Hình lớn hơn vật

Điểm này là dĩ nhiên vì các tia X phân kỳ từ đối âm cực phát ra (hình 1.25) Vật ở xa màn chiếu hoặc xa phim chõng nào thì hình của nó sẽ to chõng Êy (hình 1.26). Vì vậy khi chụp phải để bệnh nhân sát phim.

Nhưng đối với các cơ quan ở sâu trong cơ thể thì không thể áp sát màn chiếu hoặc phim vào được. Ví dụ tim: muốn các hình không bị lớn lên quá thì người ta đưa xa bóng ra (hình 1.25). Tuy nhiên không thể đưa bóng quá xa được vì cường độ của chùm tia X bị giảm xuống theo bình phương của khoảng cách. Như vậy thời gian chụp phải tăng lên quá dài.

Người ta tính ra rằng nếu để bóng xa phim 2m thì những vật cách phim 10cm bị lớn lên rất Ýt, khong đáng kể. Như vậy hình ảnh sẽ đúng với kích thước với cơ quan. Người ta gọi phương pháp Êy là chụp Xquang xa (téleradiographie), thường áp dụng trong kỹ thuật chụp tim và chụp gan.

2. Hình hơi mờ không thật rõ

Có nhiều nguyên nhân làm mờ hình Xquang

Hình 1.17. Mê do nguồn quang tuyến X 2.1. Mờ hình học

Vấn đề này do nguồn phát ra tia X không phải bé bằng một cái chấm, mà là một mặt phẳng nhỏ, vì vậy đường bờ hình nó tạo nên có một bóng mờ.

Giả sử tiêu điểm phát ra tia X là một mặt tròn bé (hình 1.27) đường kính ab, hình H của một điểm M cách phim một quãng d sẽ là một mặt tròn đường kính cg. Nếu nguồn phát ra tia X cách M một khoảng là f, thì cg có độ lớn là:

f d b cg·

cg càng lớn hình của điểm M càng bị mờ.

Theo công thức trên, muốn cho hình của điểm M rõ ta phải giảm ab, giảm d và tăng f.

Giảm ab: bằng cách chế tạo bóng Xquang có nguồn phát ra tia X (hay tiêu điểm) rất bé.

Giảm d: bằng cách kéo bóng ra xa Tăng f: bằng cách kéo bóng ra xa

2.2. Mê do bệnh nhân

Cử động hoặc không nín thở được trong khi chụp (dễ khắc phục).

2.3. Mê do tác dụng của những tia thứ

Các tia này phát ra từ tất cả các điểm trong vùng của cơ thể bị tia X chiếu vào. Các tia thứ cũng sẽ tác dụng trên phim như các tia X sơ cấp đi qua. Cấu tạo của lưới chóng mờ sẽ được mô tả sau.

2.3. Ngoài ra một nguyên nhân nữa làm cho hình Xquang không thật rõ là do những hạt của nhò tương ảnh trên phim và nhất là những hạt của chất huỳnh những hạt của nhò tương ảnh trên phim và nhất là những hạt của chất huỳnh quang, của màn chiếu và của các tấm tăng quang không thật nhỏ.

3. Hình bị méo mó

Vị trí của vật xa tia thẳng góc của nguồn tia thẳng góc của nguồn tia X chõng nào thì nó méo nhiều chõng Êy (hình 1.28).

Người ta cần tìm vị trí của tia này bằng nhiều cách. Nếu có màm chắn sáng, có thể đóng hẹp nó lại để tìm điểm trugn tâm của chùm tia.

Có khi người ta lắp vào dưới ống tụ quang một cái nắp, ở điểm trung tâm có một que đồng kéo dài ra được (như chân máy chụp ảnh), hoặc buộc vào đó một sợi dây có hòn chì để tìm vị trí của tia trung tâm. Hiện nay nhiều máy dùng một bóng đèn nhỏ phía sau màn chắn.

4. Hình chồng lên nhau

Vì các cơ quan trong cơ thể xếp chồng lên nhau nên hình X quang của chúng cũng vậy.

Để tách riêng, các hình đó ra, ta phải xoay bệnh nhân qua những hướng khác như để quan sát theo tư thế thích hợp.

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 43 - 47)