Các thế hệ máy chụp cát líp vi tính

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 88 - 90)

I. Chụp cắt líp vi tính 1 Đại cương

1.8.Các thế hệ máy chụp cát líp vi tính

Bóng phía tia X và bộ cảm biến kết hợp với nhau rất chặt chẽ và tiến hành chậm chạp từng bước động tác tịnh tiến rồi động tác quay. Chùm tia X rất nhỏ chiếu qua một bộ phận của cơ thể một phần để rồi tới bộ cảm biến. Khi bóng tia X quay được 1 độ thì phải tịnh tiến để rồi phát ra tia X quét ngang một bộ phận của cơ thể. Bóng phát tia X và bộ cảm biến phải quay

quanh cơ thể 3600

và tiến hành chậm chạp như thế nên để có một quang ảnh phải mất vài phót.

1.8.2. Thế hệ thứ hai: Máy hoạt động vẫn theo nguyên tắc quay và tịnh tiến

như trên nhưng chùm quang tuyến X có độ mở rộng hơn (khoảng 10 độ) và đối diện với độ cảm biến có nhiều đơn vị hơn (từ 5 đến 10 đơn vị). Do chùm quang tuyến X rộng hơn và độ cản biếm có nhiều đơn vị hơn nên giảm bớt được số lần tịnh tiến: Thời gian để có một quang ảnh được rút ngắn hơn, mất khoảng từ 6 đến 20 giây.

1.8.3. Thế hệ thứ ba: Máy hoạt động chỉ còn động tác quay xung quanh bệnh

nhân, không còn động tác chuyển dịch tịnh tiến. Chùm quang tuyến X được mở rộng, có thể trùm toàn bộ bộ phận cơ thể cần chụp. Bộ cảm biến có từ 200 đến 400 đơn vị ghép thành một cung đối diện với bóng Xquangg. Bóng Xquang vừa quay vừa phát tia, bộ cảm biến quay cùng chiều với bóng và ghi kết quả. Thời gian để có một quang ảnh mất từ 1 đến 4 giây.

Hình 1.44. Các thế hệ máy chụp cắt líp vi tính

1.8.4. Thế hệ thứ tư: Khi khám nghiệm chỉ còn bóng X quang chuyển động

quay quanh bệnh nhân. Bộ cảm biến có số lượng đơn vị rất lớn, có thể lên tới 1000 và gá vào một đường tròn cố định quanh bệnh nhân. Thời gian chụp cho mét quang ảnh có thể đạt tới dưới 1 giây, rất thuận tiện cho khám xét các tạng có chuyển động hoặc đối với bệnh nhân giãy giụa không chủ động.

1.8.5. Cine - Scanner là một loại hình máy chụp cắt líp vi tính với một kỹ

thuật tiến bộ vượt bậc. Tất cả các bộ phận đều dứng yên không chuyển động trừ bộ phận di chuyển bệnh nhân (chariot). Một chùm lớn Ðlectron phát ra được định hướng bởi một bô bin (bobine focalisation) tới liên tiếp bốn dương cực (hay đối âm cực) sắp xếp đều nhau chung quanh bệnh nhân, từ đó lần lượt các chùm tia X được phát ra và chiếu xung quanh bệnh nhân, quá trình các sự việc trên xẩy ra trong một thời gian rất ngắn. Với máy Ciné - Scanner người ta có thể có được từ 10 đến 30 quang ảnh trong một giây.

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 88 - 90)