Chỉ định chụp cắt líp vi tính trên lâm sàng

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 91 - 95)

I. Chụp cắt líp vi tính 1 Đại cương

2. Chỉ định chụp cắt líp vi tính trên lâm sàng

Chụp cắt líp vi tính đã đem lại nhiều lợi Ých chung trong chẩn đoán, đó là chưa kể các thủ thuật chọc dò và ứng dụng điều trị dùa vào kỹ thuật CL - VT. Ngoài việc phát hiện các ổ bệnh lý có kích thước rất nhỏ (vài milimet), nhờ đó tỷ trọng của ổ bệnh, chụp CL - VT còn cho phép dự đoán được cấu trúc của các ổ bất thường trong cơ thể.

Tuy vậy do số lượng máy còn hạn chế và giá thành cao nên ở những nước nghèo chỉ định còn thu hẹp. Dưới đây xin trình bày chỉ định chụp sọ não và chỉ định chụp toàn thân.

2.1. Sọ não

Các cấu trúc bên trong hộp sọ với Xquang quy ước. Xquang mạch máu và điện não đồ thường không đủ để thăm dò, nhất là về hình thái học. Do lợi Ých lớn của chẩn đoán sọ não bằng chụp CL - VT, nhiều nước đã sản xuất những máy chuyên dụng cho sọ não.

Các ổ máu ngoài màng cứng do chấn thương có vỡ xương thường không khó khăn trong chẩn đoán lâm sàng. Đặc biệt có Ých trong các ổ máu tụ nội não, các ổ máu tụ dưới màng cứng, nhất là các ổ máu tụ mãn tính, không có vỡ xương sọ. Các ổ máu tụ mãn tính thường ở tỷ trọng bằng hoặc thấp hơn tổ chức não, đôi khi phải áp dụng thuốc cản quang tĩnh mạch để làm hiện rõ chúng. Các ổ máu tụ đồng thời cả hai phía đối diện của hộp sọ, hoặc ở những vùng không gây chuyển dịch vị trí của động mạch não thường không thể phát hiện được bằng chụp động mạch.

2.1.2. Các tai biến mạch máu não

Trên ảnh CL - VT có thể dễ dàng phân biệt ổ máu tụ do chảy máu với những ổ giảm tỷ trọng do nhồi máu hoặc tắc mạch não. Phát hiện tắc mạch não gây nhồi máu trên ảnh CL - VT thường đặt được sau đột quỵ từ 12 đến 24 giê. Đặc biệt có Ých cho điều trị phẫu thuật sớm các trường hợp chảy máu, tô máu.

2.1.3. Các tổn thương do viêm

Nói chung các tổn thương viêm não lan toả thường khó phát hiện trên ảnh CL - VT. Các ổ viêm khu trú hoặc di chứng của viêm não nhiều ổ khu trú cho thấy những ổ giảm tỷ trọng trong não.

Bệnh viêm não tuỷ - chất trắng cũng cho thấy những hình ảnh có thể phân biệt với viêm não lan toả. Các ổ áp xe do nhiễm trùng dễ dàng phát hiện bằng chụp CL - VT nhất là đối với áp xe mãn tính. Tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch kết hợp chụp CL - VT có thể làm hiện rõ bờ của các ổ áp xe đang thành hình.

Các tổn thương khu trú từng ổ ở não do ký sinh trùng cũng là một chỉ định của chụp CL - VT.

Chụp cắt líp vi tính cho phép xác định vị trí, độ lớn và dự đoán cấu trúc của u. Để dự đoán bản chất của u thường phải tiêm cản quang tĩnh mạch để đánh giá lưới tuần hoàn trong u. Tuy vậy việc phân biệt một u não, áp xe não và nhồi máu não bao giê cũng phải kết hợp với bệnh cảnh lâm sàng.

2.1.5. Chụp cắt líp vi tính còn giúp phát hiện để xử lý những dị tật bẩm sinh của các cấu trúc bên trong hộp sọ.

2.2. Chụp cắt líp vi tính toàn thân

Có hai loại chỉ định khám cắt líp vi tính (CL - VT) chính:

- Khám để phát hiện, chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt. Đó là những trường hợp mà các phương pháp thăm dò khác như Xquang quy ước, xét nghiệm sinh học, huyết học, siêu âm... không đưa lại được chẩn đoán dương tính. Nói chung các thăm dò khác thường đi trước chụp CL - VT.

- Chụp để đánh giá sự lan rộng của ổ bệnh nhằm đạt phương pháp điều trị thích hợp nhất, an toàn và tiết kiệm cho bệnh nhân.

Đối với các nhân phổi có kích thước từ 3 - 1mm, Xquang quy ước kể cả cắt líp chỉ có thể phát hiện từ 20 - 40%. Đối với phẫu thuật bụng và ngực, chụp CL - VT còn giúp cho phẫu thuật viêm giảm được đáng kể những bất ngờ trong lúc mổ và lập được chương trình mổ thuận lợi vì nó cho thấy được mối liên quan ổ bệnh với các tạng lân cận.

Bảng 1.1. Dưới đây là bảng ghi tóm tắt các chỉ định chụp cắt líp vi tính toàn thân.

Tên cơ uan và loại bệnh Hay

dùng Ýt dùng

Khám xét đi trước Hố mắt

U +

Viêm - viêm giả u +

Mắt và nền sọ U + Xquang Viêm + Xquang Cổ U + Xquang Áp xe sau họng + Xquang Trung thất U nguyên phát và thứ phát + X quang Hạch rốn phổi + Xquang

Phồng động mạch + Xquang - siêu âm

Phổi

U nguyên phát và thứ phát + Xquang

U hạt (u cao) + Xquang

Tim

Phân biệt quá tình của tim màng tim + Xquang - siêu âm

Tràn dịch mang tim + Siêu âm

Gan

U nguyên phát và thứ phát + Siêu âm, PX

Chấn thương + Siêu âm, PX

Áp xe + Siêu âm, PX

Thoái hoá mỡ + Siêu âm, PX

Đường mật, tói mật

Chẩn đoán phân biệt tắc mật + Siêu âm

Xác định vị trí tắc mật + Siêu âm

Lách

U + Siêu âm, PX

Chấn thương + Siêu âm

Áp xe + Siêu âm

Tuỵ

U + Siêu âm

Viêm áp xe + Siêu âm

Giả kén + Siêu âm

Thận và khoang quanh thận

U + Xquang, siêu âm

Kén + Xquang, siêu âm

Teo, kém phát triển + Xquang, siêu âm

Thận nước + Xquang, siêu âm

Áp xe + Xquang, siêu âm

Thượng thận

U + Siêu âm

Quá phát + Siêu âm

Tử cung, buồng trứng

U + Siêu âm

Bàng quang, tiền tuyến liệt tói tinh

U Siêu âm

Khoang sau phóc mạc

U nguyên phát và thứ phát + Siêu âm

Mạch máu lớn (phồng động mạch) + Siêu âm

Chấn thương + Siêu âm

Áp xe + Siêu âm

Khoang phóc mạc

Dịch màng bụng + Siêu âm

Áp xe + Siêu âm

U + Siêu âm, Xquang

Cột sống

Hẹp ống tuỷ + Xquang

U cạnh cột sống + Xquang

Chấn thương + Xquang

Sa lồi đĩa đệm + Xquang

Cơ xương khớp

U xương nguyên phát + Xquang

U xương thứ phát + Xquang

U phần mềm + Xquang 3

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 91 - 95)