Chiếu Xquang 1 Kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 47 - 49)

Trong phương pháp chiếu Xquang ta cần những tia X có độ đậm xuyên trung bình: từ 70 đến 80 KV. Nhưng cường độ thì rất thấp, chỉ cần từ 1,5 đến 3miliampe. Các máy chụp Xquang đều dùng để chiếu được, từ các máy bé xách tay.

Màn huỳnh quang của màn chiếu không sáng lắm, vì thế việc chiếu điện phải làm trong buồng tối.

Muốn trông rõ, con mắt phải thích nghi với bóng tối. Nếu trông bóng tối 20 phót, mắt ta sẽ thấy rõ hơn 60 lần. Vậy lúc nào ta cũng phải ngồi trước bóng tối 15 phót rồi mới bắt đầu chiếu.

Tuy nhiên, dù mắt có được thích nghi trong tối cũng không thấy rõ bằng ngoài sáng. Vì vậy quan sát hình chụp trên phim Xquang bao giê cũng thấy rõ chi tiết hơn là chiếu.

2. Những thuận lợi của phương pháp chiếu Xquang và chụp Xquang

Lúc nào cần thấy chi chi tiết kiến trúc của một bộ phận như xương, phổi,...chụp Xquang thấy rõ hơn là chiếu vì được quan sát ở ngoài sáng.

Có những cơ quan như thận hay xương sọ, xương sống... thì chụp mới thấy được.

Tuy thế, phương pháp chiếu cũng có một sè thuận lợi. Khi chiếu ta có thể xoay bệnh nhân qua nhiều hướng khác nhau để khám xét các bộ phận theo đủ mọi hướng. Như thế ta có thể làm tách rời hình các cơ quan chồng nhau và thấy sự liên quan giữ các bộ phận.

Phương pháp chiếu còn cho ta thấy sự chuyển động của các cơ quan: cơ hoành lên xuống khi thở, tim và động mạch chủ đập, sự di chuyển bất thường của trung thất, trong khi thở, nhu động của dạ dày, ruột...

Nhờ phương pháp nắn trong khi chiếu, ta có thể biết một số cơ quan có thể di động bình thường hay bị dính, tìm đỉêm bệnh nhân đau. Trong khi chiếu ta còn có thể Ðp để làm xuất hiện những tổn thương bị che lấp và chụp các tổn thương đó. Tóm lại: hai phương pháp chiếu và chụp không mâu thuẫn với nhau, trái lại nó phải bổ khuyết nhau và kết hợp với nhau. Thường phương pháp chiếu dùng để hướng cho phương pháp chụp, nhất là trong kỹ thuật khám Xquang dạ dày và ruột. Nhưng chụp là phương pháp chủ yếu trong vấn đề chẩn đoán.

Ngày nay người ta không dùng chiếu Xquang dưới màn huỳnh quang để bảo vệ cho thầy thuốc cũng như bệnh nhân. Tất cả các chiếu Xquang đều được tiến hành dưới tăng sáng truyền hình để giảm liều nhiễm xạ và chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 47 - 49)