I. Chụp cắt líp vi tính 1 Đại cương
1.6. Sử dụng chất đối quang
Trong chụp cắt líp vi tính nhiều khi phải dùng đến chất đối quang. Có hai hình thức chính để dưa chất đối quang vào cơ thể: đưa và khoang tự nhiên và lòng mạch.
1.6.1. Đưa vào khoang tự nhiên như ống tiêu hoá, các tạng rỗng, khoang
dưới nhẹn... với mục đích làm tăng đối quang với các tạng chung quanh, thấy rõ hơn hình dáng, đường bờ, các thành phần bên trong của tạng muốn thăm khám cũng như liên quan của chúng với các cấu trúc lân cận. Đối với khoang dưới nhện, từ cột sống lên não, vào các não thất và bể não: tiêm thuốc cản quang (10ml) loại không ion, hàm lượng dưới 200mg/ml) vào vỏ tuỷ sống (injection intrahécale) rồi cho bệnh nhân nằm theo tư thế Trendelenbourg. Qua các líp cắt ở các thời điểm khác nhau ta có thể biết được thuốc cản quang
chuyển dịch nhanh hay chậm hoặc vị trí nơi tắc nghẽn làm cho thuốc khong chuyển dịch được. Ngoài ra trong trường hợp chấn thương, nước não tuỷ chảy ra theo đường mòi, phương pháp này có thể phát hiện được ra nơi nứt rách của xương - màng đường mòi, phương pháp này có thể phát hiện được ra nơi nứt rách của xương - màng cứng (ostéo - dural). Khi dùng chất đối quang là dung dịch cản quang trong chụp cắt líp vi tính ta cần phải chú ý:
- Dung dịch cản quang phải có độ cản quang ổn định, chất cản quang phải được hoà tan đều trong dung dịch, không có hiện tượng lắng, kết tủa.
- Dung dịch cản quang phải có áp lực thẩm thấu cân bằng với cơ thể (330 mosmol/kg) để tránh hiện tượng cô đặc hoặc hoà loãng thuốc cản quang do trao đổi dịch với cơ thể.
- Độ cản quang của dung dịch không được cao quá để tránh hình thành các nhiễu ảnh nhân tạo như trong trường hợp có kim loại trong cơ thể. Độ cản quang thích hợp của dung dịch là 150 đơn vị Hounsfield.
1.6.2. Đưa thuốc vào lòng mạch: Hình thức chủ yếu là tiêm vào tĩnh
mạch loại thuốc cản quang thải trừ qua đường thận. Dùa vào những hiểu biết về dược động học của thuốc cản quang trong cơ thể để quyết định lượng thuốc, tốc độ bơm và thời điểm chụp cắt líp vi tính so với thời điểm bơm thuốc. Với phương pháp này người ta có thêm những yếu tố để xác định chẩn đoán một số tổn thương do tổn thương ngấm thuốc cản quang nhiều để xác định chẩn đoán một số tổn thương do tổn thương ngấm thuốc cản quang nhiều hay Ýt hoặc không ngấm thuốc cản quang. Các hình thái ngấm cũng có thể khác nhau: ngấm đều, ngấm thành đám, ngấm thành vành chung quanh tổn thương. Các hình ảnh trên thể hiện sự khác biệt về mức độ và kiểu tưới máu cũng như tình trạng của hàng rào máu - não (barriere hémato - enencépha - lique) bị mất hay bị vỡ của tổn thương sọ não với mô lành cùng tạng.
Thí dô: - U màng não (ménigniome), u thần kinh (Neurinome) ngấm mạnh và đồng đều thuốc cản quang, u thần kinh đệm (Gliome) ngấm thuốc thành đám.
Khối áp xe mới hình thành do tổ chức hạt bao quanh áp xe rất giàu tuần hoàn nên ngấm thuốc cản quang mạnh ở vành chung quanh.
U tế bào hình sao (astrocytome) bậc thấp, khối máu tụ không ngấm thuốc cản quang.
Dung dịch thuốc cản quang ta có thể dùng với liều lượng 1 - 2mmg/kg cân nặng loại thuốc chứa từ 30 đến 38% iốt.
Theo một số tài liệu nước ngoài thì tuỳ từng nơi, có khoảng từ 50% đến 90% bệnh nhân được khám xét bằng chụp cắt líp vi tính có sử dụng thuốc đối quang trong thăm khám.
Một số trường hợp chung chỉ định dùng thuốc đối quang bằng đường tiêm: bệnh nhân đái tháo đường, suy thận, nhũn não mới xảy ra (làm tăng phù não), mất nước, suy dinh dưỡng, suy tim... còn đối với người già thì phải hết sức thận trọng và dè dặt trong khám xét bằng chụp cắt líp vi tính có tiêm thuốc đối kháng.