Nguyên lý của bóng tăng sáng

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 60 - 63)

1. Nguyên lý

Từ trước đến nay, những cải tiến các thiết bị Xquang chỉ nhằm vào kỹ thuật chụp, còn việc chiếu Xquang thì vẫn ở trong tình trạng thô sơ. Hình chiếu Xquang mờ, nên phải xem trong bóng tối. Khả năng phân ly của mắt đối với hình chiếu trên màn Xquang chỉ đến 5mm. Do đó, để quan sát hình đó, võng mạc của mắt phải sử dụng tế bào que để nhìn trong bóng tối và khong sử dụng được tế bào nón như khi nhìn ngoài sáng. Vì vậy, hình quan sát trên màn chiếu kém rõ, kém chính xác hơn.

Hình đó cũng không đủ sáng để có thể chụp lên phim cinê. Do đó cần phải tăng độ sáng của hình trên màn huỳnh quang lên thì mới chụp cinê màn chiếu được.

Ta đã biết, quang tuyến tX tạo nên hình các cơ quan trên màn chiếu là những tia không mang điện. Do đó không thể dùng điện trường làm cho chúng khúc xạ được. Vì vậy phải biến tia X thành những tia điện tử mới có t hể làm khúc xạ các tia này và tăng độ sáng của hình mà chúng tạo nên. Nói một cách khác, ta chuyển đổi hình sáng của tia X trên màn huỳnh quang thành một hình cấu tạo bởi các điện tử.

Chỗ sáng nhất trên màn huỳnh quang tương ứng với chỗ mật độ điện tử lớn nhất trên hình điện tử, chỗ mờ tương ứng với vị trí có mật độ điện tử nhỏ.

Với bóng tăng sáng hiện nay, độ sáng hình chiếu Xquang có thể tăng lên từ 3000 đến 6000 lần. Với độ sáng đó ta có thể xem hình chiếu Xquang giữa ánh sáng. Võng mạc mắt có thể sử dụng được tế bào nón để nhìn các hình đó với một độ tinh vi và chính xác cao hơn. Hình đó rõ hơn hình chiếu Xquang thông thường trong buồng tối nhiều. Hình đó có thể chụp lên phim cinê hoặc đưa lên màn truyền hình.

Bóng tăng sáng là một bóng bằng thủy tinh, hình trụ, có một độ chân không rất cao, đường kính 20cm, bề dài 40cm, bao bọc bởi một cái vỏ cách điện bằng kim loại ở ngoài (hình 1.32).

Hình 1.32. Sơ đồ bóng tăng sáng

Ở mét đầu của bóng mặt một tấm màn huỳnh quang. Sau màn này có dán một tấm phủ chất atimonat coesi gọi là tấm âm cực phát quang (photocathot). Đầu kia của bóng hẹp lại như một cái ống và có đặt một màn huỳnh quang thứ hai bé (màn huỳnh quang thứ). Màn này phủ một líp hỗn hợp sunfua và seleniua kẽm với những hạt cực kỳ tinh vi. Sau tấm màn này có một hệ thống quang học phóng đại hình ở màn huỳnh quang thứ lên.

Dưới tác dụng của những tia ánh sáng của màn huỳnh quang sơ cấp được kích thích bởi tia X, tấm photocathot phát ra quang điện tử (photo - electron). Các quang điện từ này được gia tốc bởi một điện trường có thế hiệu 25.000 đến 30.000 vôn; và nhờ một hệ thống thấu kính điện tử, sẽ hội tụ vào màn

huỳnh quang thứ và phát ra ánh sáng. Điện tích của màn huỳnh quang thứ chỉ bằng 1/100 diện tích màn huỳnh quang sơ cấp.

Người ta giải thích nguyên nhân làm tăng độ sáng hình ở màn thứ là do: - Màn này bé hơn màn chính 100 lần

- Chùm quang điện tử được kích thích phóng ra với một gia tốc lớn và được hội tụ lại (1 photo - electron đánh vào màn thứ phát ra 2000 tia ánh sáng).

Độ sáng của hình cuối cùng phát ra tương ứng với khả năng phân 4/10mm nên có thể thấy rõ được giữa ánh sáng (phạm vi cảm giác của tế bào nón), có thể chụp cinê được, vào có thể đưa lên màn truyền hình.

Nhưng hình đó bị thu bé lại khá nhiều. Vì vậy phải phóng đại nó lên bằng kích thước thực của nó. Muốn thế có ba phương pháp:

- Xem trực tiếp bằng một hệ thống quang học với một hay hai thị kính phóng đại.

- Chụp cinê bằng một máy chụp hình cinê phóng đại. - Đưa hình đó vào một máy truyền hình.

Ở máy Xquang tăng sáng truyền hình, phía bóng tăng sáng có màn huỳnh quang thứ, nó bố trí ba cái cửa tròn để lắp ba bộ phận trên vào, và một cửa thứ tư để lắp vào một máy ảnh thông thường để chụp khi cần.

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 60 - 63)