V. Chụp Xquang 1 Kỹ thuật
3. Các phương pháp chụp Xquang
3.5. Chụp động (kymograhie): là một phương pháp cho ta có thể ghi những hình ảnh một cơ quan đang chuyển động Người ta dùng một tấm chì có
hình ảnh một cơ quan đang chuyển động. Người ta dùng một tấm chì có những khe ngang đâm thủng song song cách đều nhau đặt vào sau tấm phim.
Lúc chụp hình thì tấm phim di chuyển một đoạn chỉ dài bằng khoảng cách giữa các khe đó. Như thế trên tấm phim chụp ta sẽ thấy một dãy dải đậm song song chồng lên nhau, biểu hiện sự thay đổi hình của những líp mỏng của cơ quan ta chụp.
Hình 1.31. Phương pháp chụp động
Nguyên lý phương pháp chụp động:
- Giữa bệnh nhân và phim, ta đặt một tấm chì có đục thủng một khe ngàng dài. Chụp trên phim ta sẽ thấy một vạch dài AB, hai đầu A - B tương ứng với hai điểm a - b của hai bê tim (hình 1.31).
- Nếu cho phim di chuyển trong khi chụp thì trên phim sẽ có thể hiện một đám mờ. Đám mờ này được tạo nên khi một dãy các đoạn AB được chụp kế tiếp nhau và hình chồng khít lên nhau. Vì độ dài AB thay đổi (ở giai đoạn tâm thu thì ngắn lại đến giai tâm trương thì dài ra) nên đám mờ này có hình răng cưa. Biên độ của các răng cưa này chính là biên độ co bóp của tim.
- Nếu tăng số rãnh lên nhiều, ta sẽ ghi được một số điểm của bờ tim nhiều hơn (ví dụ 10 điểm trên bờ Tim). Thường các rãnh rộng 0,5mm và cách nhau 45mm. Đây là loại chụp động theo đường dài. Xquang của tim sẽ là những dải dài, hai đầu có răng cưa, chồng lên nhau.
Loại thứ hai là chụp động theo mặt phẳng. Nó khác ở chỗ là khi chụp thì phim đứng yên, nhưng tấm chì di chuyển. Ở loại này, các khe chỉ cách nhau 15mm. Hình tim trên phim Xquang giống như hình chụp thường nhưng hai đường bờ có răng cơ.
Ứng dụng: Phương pháp này thường dùng để chụp tim. Phân tích hình răng cưa trên bờ tim người ta có thể:
- Phân biệt được các vùng khác nhau tim (tâm thất, tâm nhĩ, động mạch chủ...)
- Biết được biên độ tim đập.
- Chẩn đoán một số bệnh như viêm màng tim, u cạnh tim.