Nguyên lý truyền hình

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 64 - 65)

II. Nguyên lý cấu tạo của một hệ thống truyền hình

1. Nguyên lý truyền hình

Ở máy chụp ảnh truyền hình, người ta chuyển đổi ánh sáng thành một dòng điện tử. Đến nay thu hình (récepteur) người ta lại chuyển đổi dòng điện tử thành ánh sáng để chiếu lên màm truyền hình cho người xem.

Dù là truyền hình tiêu khiển hay truyền hình công nghiệp thì nguyên lý cũng như nhau. Nghĩa là khong thể truyền đi toàn bộ ảnh được, mà ảnh đó phải phân ra thành những điểm rất bé và các đặc điểm này truyền đi sẽ được chiếu lên màn truyền hình với một độ sáng đúng hệt như khi chụp.

Hình 1.33. Sơ đồ một dây chuyền truyền hình kết hợp với một bóng tăng sáng

Để có cảm giác hình ảnh liên tục, mỗi một điểm sáng có phải cực kỳ bé, bé bằng độ khả năng phân ly của mắt và thời gian các điểm dó nối tiếp với nhau để tạo nên ảnh phải nhanh hơn thời gian tồn tại của hình kéo dài trên võng mạc, nghĩa là dưới 1/15 giây. Như vậy ta sẽ thấy các hình liên tiếp nhau như trong điện ảnh.

Sự phân chia ảnh ra từng điểm gọi là phân tích. Máy vô tuyến truyền hình đầu tiên do Nippkov phát minh chạy bằng hai cái đãi quay châm lỗ chạy đồng bộ. Đó là máy thô sơ chạy bằng cơ khí, không chính xác nên hiện nay không dùng nữa.

Nhờ những tiến bộ trong khoa học điện tử, người ta mới chế ra được máy truyền hình ngày nay. Ở máy truyền hình bây giê, sự phân tích ảnh thể hiện bằng một chùm điện tử dị động tập trung lại bởi một hệ thống thấu kính điện tử thành một chùm rất bé. Đầu bé nhất của chùm này tạo nên trên màn ghi hình một điểm gọi là vết sáng (spot) phân tích. Kích thước của vết này là kích thước của những điểm mà người ta truyền đi. Sự di chuyển của vết sáng gọi là quét. Điểm sáng đó phải quét cực kỳ nhanh để giữ tính chất liên tục của những hình tiếp nhau.

Tương ứng với sự phân tích ảnh là sự tổng hợp ảnh lên màn truyền hình ở máy thu. Ở đây cũng có một vết sáng kích thước đúng như vết sáng phân tích và di chuyển đồng bộ với vết kia, chiếu liên tục lên một màn huỳnh quang và tạo thành ảnh ghi ở đáy phát.

Một phần của tài liệu Phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng máy quang tuyến x (Trang 64 - 65)