- Chủ đầu tư cần đổi mới và nâng cao nhận thức về TDĐT của Nhà nước. Theo đó, tránh tư tưởng bao cấp trong quan hệ vay và trả nợ; nâng cao tính tự chủ
và thiện chí trong việc vay vốn và trả nợ vay... Coi trọng chữ tín trong quan hệ tín
dụng.
- Chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ các qui định về đầu tư, xây dựng, về TDĐT
của Nhà nước và các quy định có liên quan trước khi tiến hành lập dự án đầu tư và
tiếp tục duy trì, cập nhật và chấp hành nghiêm chỉnh trong suốt quá trình thực hiện
dự án, giải ngân và trả nợ...
- Cần chủ động nghiên cứu kỹ các phương án huy động vốn để có thể xây
dựng cơ cấu nguồn vốn đầu tư hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1, cơ sở khoa học thực tiễn ở chương 2, chương 3 của luận văn tác giả đã dựa vào định hướng, mục tiêu Chiến lược phát
triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020; định hướng hoạt động cho vay đầu tư tại Chi nhánh NHPT Đồng Nai trong thời gian tới để đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đầu tư của Chi nhánh NHPT Đồng Nai. Đồng thời xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện nghiệp vụ cho vay đầu tư tại Chi nhánh, tác giả cũng mạnh dạn đưa
ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành có liên quan; với NHPT Việt
Nam; với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cùng với Sở, ban, ngành địa phương cũng như với Chủ đầu tư nhằm giúp Chi nhánh phát huy tốt nhất hiệu quả của chính sách cho vay đầu tư của Nhà nước trên địa bàn
KẾT LUẬN
Cho vay đầu tư của Nhà nước là một trong các chính sách tín dụng quan trọng
trong quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thông qua cho vay đầu tư, Nhà nước thực hiện
việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực nhất định theo
chủ trương, chiến lược phát triển của từng thời kỳ.
Công tác cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Đồng Nai trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, công tác cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh còn bộc lộ
nhiều hạn chế (tác động chưa nhiều đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; nợ
quá hạn, lãi treo còn ở mức cao và điều đặc biệt quan tâm là không mở rộng và tăng trưởng được tín dụng...). Chính vì vậy đề tài "Hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Đồng Nai" được tác giả chọn là đề tài nghiên cứu nhằm
phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Đồng Nai.
Với cách tiếp cận từ tổng quan đến cụ thể, đề tài đã đi sâu giải quyết được
những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề chung về cho vay đầu tư của Nhà nước, sự
khác biệt cơ bản giữa cho vay đầu tư của Nhà nước và cho vay đầu tư của ngân hàng thương mại, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho
vay đầu tư của Nhà nước.
Thứ hai, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đầu tư
của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Đồng Nai từ năm 2006 đến năm 2012. Trên cơ
sở phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra những kết quả đạt được, nêu ra 5 hạn chế và 4 nhóm nguyên nhân dẫn tới tồn tại, hạn chế của hoạt động cho vay đầu tư của Nhà
nước tại Chi nhánh NHPT Đồng Nai.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng, định hướng phát triển hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Đồng Nai, mục tiêu Chiến lược phát
triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 tác giả đề xuất một
số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đầu tư của Chi nhánh NHPT Đồng Nai và cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ; các Bộ, ngành, địa phương; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; với Địa phương và với Chủ đầu tư. Hy vọng các giải pháp và kiến nghị mà tác giả đưa ra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
công tác cho vay đầu tư của Chi nhánh NHPT Đồng Nai.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn không
tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, tác giả rất mong nhận được
các ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc góp ý để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Vũ Mạnh Bảo (2011), Tín dụng nhà nước đối với phát triển kinh tế các tỉnh Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Quang Dũng (2011), “Ngân hàng Phát triển Việt Nam đóng góp tích
cực cho phát triển kinh tế- xã hội”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển (số 59), trang 5- 8. 3. Trần Hữu Đồng (2011), Mở rộng hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng thành Hồ Chí Minh.
4. Phan Thị Thu Hà (2005), Ngân hàng phát triển, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.
5. Trần Trọng Hiếu (2007), Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư của Nhà nước của Chi nhánh ngân hàng phát triển Long An, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
6. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2011), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.
7. Bộ Tài chính (2007), Thông tư hướng dẫnxử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và
tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội
8. Chính phủ (1999), Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Hà Nội.
9. Chính phủ (2004), Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Hà Nội.
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội.
11. Chính phủ (2008), Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội.
12. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội.
13. Chi nhánh NHPT Đồng Nai, Báo cáo tổng kết từ năm 2006 đến năm 2012,
Đồng Nai.
14. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2007), Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Hà Hội.
15. Ngân hàng thế giới (1998), Các hệ thống tài chính và sự phát triển, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam, Hà Nội.
17. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Hà Nội.
18. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
19. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/06/2008 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Hà Nội .
20. Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai, Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội của tỉnh qua các năm 2006 - 2012.
21. http://www.dongnai.gov.vn 22. http://www.vdb.gov.vn 23. http://vi.wikipedia.org 24. http://www.voer.edu.vn
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 DANH MỤC
Các dự án, chương trình vay vốn tín dụng đầu tư
(Theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ)
STT Các đối tượng vay vốn đầu tư Địa bàn thực hiện dự án
I- Các dự án cho vay đầu tư theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
01 Các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, bột
giấy, ván nhân tạo tập trung gắn liền với các
doanh nghiệp chế biến.
Địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn
theo danh mục B, C quy định của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), sau đây gọi tắt là địa bàn B và C. 02 Các dự án sản xuất giống gốc, giống mới sử
dụng công nghệ cao.
Không phân biệt địa bàn
03 Các dự án cung cấp nước sạch phục vụ sinh
hoạt.
Không phân biệt địa bàn
04 Các dự án đầu tư sản xuất và chế biến muối
công nghiệp.
Không phân biệt địa bàn
05 Các dự án đầu tư sản xuất kháng sinh. Không phân biệt địa bàn 06 Các dự án đầu tư trường dạy nghề; Khu vực nông thôn
07 Các dự án đầu tư nhà máy dệt, in nhuộm
hoàn tất.
Không phân biệt địa bàn
08 - Các dự án sản xuất phôi thép từ quặng, thép
chuyên dùng chất lượng cao.
- Các dự án khai thác và sản xuất nhôm.
09 - Các dự án sản xuất ôtô chở khách loại 25
chỗ ngồi trở lên với tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu
40%.
- Các dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt tại các cơ sở sản xuất trong nước.
- Các dự án sản xuất và lắp ráp đầu máy xe
lửa.
- Các dự án đầu tư nhà máy đóng tàu biển.
Không phân biệt địa bàn
10 Các dự án sản xuất động cơ diesel loại từ
300CV trở lên.
Không phân biệt địa bàn
11 - Các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí nặng,
mới.
- Các dự án đúc với quy mô lớn.
Không phân biệt địa bàn
12 Các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện
lớn: Phục vụ cho di dân và chế tạo thiết bị trong nước.
Địa bàn B và C.
13 Các dự án sản xuất phân đạm, DAP. Không phân biệt địa bàn 14 Vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA
cho vay lại.
Không phân biệt địa bàn
II. Chương trình, mục tiêu đặc biệt của Chính phủ thực hiện theo phương thức ủy thác:
- Kiên cố hoá kênh mương.
- Cho vay phần tôn nền diện tích xây dựng
nhà ở cho các hộ dân các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long.
- Các chương trình khác (kể cả cho vay lại
vốn ODA).
DANH MỤC
Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư
(Ban hành kèm theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ)
_________
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC
I Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt
2 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt
3 Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô
thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh
viện và các cụm công nghiệp làng nghề
4 Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động trong khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; ký túc xá cho sinh viên
5 Dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế: mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị, xây
dựng mới bệnh viện
6 Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề
7 Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công
nghiệp làng nghề ở nông thôn
II Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung
2 Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản; đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ, hải
sản
III Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Phôi thép, gang có công suất tối thiểu 200 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn/năm; sản xuất
nhôm kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.
2 Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên
3 Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa
4 Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS
5 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng
100MW; xây dựng nhà máy điện từ gió
6 Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm
IV Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang
V
Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
DANH MỤC
Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư
(Ban hành kèm theo Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ)
_________
STT
NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC
I Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt
2
Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị,
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề
3
Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; ký túc xá cho sinh viên
4
Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh
vực xã hội hóa : giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
II Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập
trung.
2 Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản.
3 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp
III Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm;