Ngân hàng Phát triển Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 26 - 27)

Nhật Bản thực hiện việc thành lập Ngân hàng Phát triển (JDB) vào năm 1951

theo Luật Ngân hàng phát triển Nhật Bản. Năm 1999 hợp nhất JDB và Công ty tài chính Phát triển Hokkaido-Tohoku thành Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ), hoạt động theo Luật Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (ban hành năm 2007) [1].

- Mô hình, hình thức sở hữu và quản lý:

Theo Luật Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, DBJ là một tổ chức tài chính của Chính phủ và thuộc sở hữu 100% của Chính phủ. Là một tổ chức tài chính của Chính phủ sở hữu 100% nên DBJ chịu sự quản lý toàn diện của Bộ Tài chính. Việc sử dụng vốn, xác định danh mục cho vay, bổ nhiệm các nhân sự cao cấp (Hội đồng quản lý), kế hoạch ngân sách hàng năm, bảo đảm khả năng thanh toán và bảo lãnh khi vay vốn của DBJ đều thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

- Nguồn vốn, tài chính:

Toàn bộ nguồn vốn cấp ban đầu của DBJ do Bộ Tài chính cấp và Bộ Tài

chính là cơ quan thay mặt Chính phủ sở hữu 100% vốn cấp cho DBJ. Khoản vốn cấp ban đầu khi thành lập là 10 tỷ Yên của DBJ do Bộ Tài chính cấp và trong vòng

5 năm đã nâng số vốn này lên 234 tỷ Yên và được duy trì trong 38 năm cho tới năm

1993. Hiện tại, số vốn đó là 342 tỷ Yên (khoảng 3 tỷ USD) và Bộ Tài chính là chủ

sở hữu duy nhất. Bên cạnh vốn cấp, DBJ cũng huy động vốn thông qua đi vay và

phát hành trái phiếu nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, do đó Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các khoản nợ của DBJ.

Từ tháng 10/2008, DBJ bắt đầu quá trình tư nhân hoá. Quá trình tư nhân hoá được thực hiện trong giai đoạn 2009-2015, theo đó Ngân hàng được chuyển đổi thành công ty cổ phần và Chính phủ sở hữu cổ phần chi phối và theo dự kiến, đến

năm 2016, NHPT Nhật Bản sẽ thuộc sở hữu tư nhân 100%.

Lãi suất cho vay TDNN được thực hiện qua DBJ thấp hơn so với lãi suất trung và dài hạn của các tổ chức tài chính tư nhân, được điều chỉnh và biến động cùng chiều với lãi suất thị trường tự do.

- Đối tượng tài trợ:

DBJ là một công cụ rất quan trọng của Nhà nước trong hỗ trợ dài hạn cho phát triển một số ngành then chốt, cần nhiều vốn ở thời kỳ đầu giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao. Thông qua DBJ, Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách phát triển kinh tế từng thời kỳ, dưới hình thức tài trợ trung và dài hạn; kể cả đầu tư góp

vốn. DBJ là cơ quan của Chính phủ nhưng được đảm bảo tính tự chủ trong việc quyết định cho vay, việc cho vay chỉ được thực hiện khi xác định được khả năng trả

nợ của khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)