Kiến nghị với NHPT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 81 - 83)

Chiến lược phát triển của NHPT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 là một bản chiến lược khá đầy đủ với tầm nhìn dài hạn đã đặt ra rất

nhiều kỳ vọng và thách thức đối với NHPT Việt Nam - một ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảođủ năng lực để thực hiện chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nước và các nhiệm vụ

khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Để triển khai thành công quyết định 369/QĐ-TTg đòi hỏi phải tập trung sức mạnh tập thể với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và

các cơ quan quản lý chuyên ngành còn đòi hỏi rất cao vào sự nỗ lực của từng cá nhân, tập thể và của toàn hệ thống NHPT Việt Nam.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, xuất phát từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế tại Chi nhánh NHPT Đồng Nai đã được phân tích ở chương 2, tác giả đề xuất một số kiến nghị với NHPT Việt Nam để nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư như sau:

- Thứ nhất, cần tập trung nghiên cứu, xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoàn thiện các quy định có liên quan về tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam: Nghị định thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về TDĐT và TDXK của Nhà nước; Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam (thay thế Quyết định số

110/2006/QĐ-TTg); Xây dựng Quy chế quản lý tài chính đối với NHPT (thay thế

Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg); Xây dựng Cơ chế phân loại nợ phù hợp với đặc thù hoạt động của NHPT; Hoàn thiện cơ chế quản lý và xử lý rủi ro đặc biệt đối với các khoản nợ nhận bàn giao từ các tổ chức tiền thân của NHPT… theo hướng phù hợp hơn với đặc điểm hoạt động của một ngân hàng, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng hoạt động của NHPT.

- Thứ hai, Cải cách quy chế, quy trình và thủ tục cho vay đầu tư: Nhằm tạo điều kiện cho các Chi nhánh thuận lợi trong tác nghiệp, NHPT Việt Nam cần rà soát lại các quy chế, quy trình cho vay đầu tư, loại bỏ một số thủ tục không cần thiết,

hoàn thiện quy trình, sổ tay nghệp vụ theo hướng đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ và dễ

thực hiện; liệt kê cụ thể tất cả các thủ tục vay vốn, trong đó cần nêu rõ thủ tục nào bắt buộc phải có và thủ tục nào chưa bắt buộc phải có và quy định cụ thể trình tự và thời gian thực hiện các bước của quy trình vay vốn.

- Thứ ba, để nâng cao quyền hạn cũng như trách nhiệm của Chi nhánh về

quyết định của mình, tránh tình trạng cả Chi nhánh và chủ đầu tư đều bị động từ

việc xin chủ trương tiếp nhận dự án, thẩm định, quyết định cho vay như hiện nay,

NHPT Việt Nam cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho các Chi nhánh. Tuy nhiên phân cấp phải thực chất gắn với việc chịu trách nhiệm của người đứng đầu; phạm vi

phân cấp cần được xem xét một cách kỹ lưỡng và cụ thể trên cơ sở nguồn lực và

đặc điểm của từng Chi nhánh.

- Thứ tư, NHPT Việt Nam nên cho phép các Chi nhánh chủ động tra cứu

thông tin CIC của doanh nghiệp thông qua việc cấp tài khoản cho Chi nhánh. Khi

nắm được thông tin CIC, Chi nhánh không cần yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp

giấy xác nhận tình hình quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại. Đồng thời

kết hợp với kiểm tra báo cáo tài chính, Chi nhánh có thể đánh giá được tính trung

thực trong việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp với NHPT Việt Nam.

- Thứ năm, NHPT Việt Nam cần sớm hoàn thiện hệ thống thanh toán trực

tiếp đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời để góp phần tăng sự chủ động kiểm

kiện thuận lợi để yêu cầu hoặc thỏa thuận với khách hàng mở tài khoản tại NHPT

và doanh thu từ dự án chỉ được chuyển duy nhất về NHPT.

- Thứ sáu, Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: NHPT Việt Nam cần nhanh

chóng xây dựng hệ thống áp dụng công nghệ thông tin với các phần mềm đủ mạnh,

sử dụng thống nhất từ trung ương đến các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý

nhanh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ tác nghiệp, đặc biệt là thẩm định, thanh toán, kiểm soát rủi ro cũng như chỉ đạo điều hành và quảng bá hình ảnh

NHPT.

- Thứ bảy: Tăng cường công tác marketing và chính sách khách hàng:

+ Thành lập các bộ phận chức năng về Marketing ngân hàng. Triển khai đa

dạng các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu chính sách TDĐT và TDXK của Nhà

nước qua các phương tiện: website, tham gia các Hội thảo, diễn đàn về đầu tư - tài chính.

+ Xây dựng chính sách khách hàng với quan điểm: hướng đến khách hàng để

phục vụ, đồng hành cùng khách hàng; tạo sự chuyên biệt về chính sách đối với

những nhóm khách hàng cụ thể nhằm vừa đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng phù hợp với đặc điểm riêng của từng nhóm khách hàng, vừa hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)