Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 74 - 75)

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động cho vay dự án đầu tư của một ngân hàng là vốn vay và lãi vay được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Điều này sẽ không thể có được nếu như việc thực hiện dự án không đạt hiệu quả

mong muốn, hoặc doanh nghiệp không có thiện chí, cố tình lừa đảo ngân hàng. Để

hạn chế nguy cơ đó Chi nhánh cần phải thực hiện tốt công tác thẩm định dự án,

thẩm định khách hàng, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng thẩm định góp phần quan trọng trong việc ra quyết định lựa chọn những dự án đầu tư có hiệu quả, đem lại lợi ích cho Ngân hàng, cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Nhằm nâng

cao chất lượng công tác thẩm định, cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Thứ nhất, đảm bảo việc tuân thủ nghiêm các quy chế, quy định của NHPT trong công tác thẩm định dự án. Không ngừng tìm hiểu các phương pháp thẩm định,

nội dung và các chỉ tiêu thẩm định khác để tham khảo, đối chiếu với quy định của Ngành. Việc tuân thủ quy chế, các quy định của NHPT được đánh giá thông qua

công tác kiểm tra nội bộ thường xuyên của Chi nhánh cũng như các đoàn kiểm tra,

kiểm toán bên ngoài.

- Thứ hai, thực hiện chuyên môn hóa công tác thẩm định, xây dựng đội ngũ

cán bộ thẩm định theo từng chuyên ngành, lĩnh vực để có điều kiện đi sâu tìn hiểu đặc điểm hoạt động của từng ngành, lĩnh vực nhằm khai thác được thông tin đa

chiều, đảm bảo nhận biết và phòng ngừa được các rủi ro và không kéo dài thời gian

thẩm định, chủ động hướng dẫn Chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ một cách hoàn chỉnh

- Thứ ba, công tác thẩm định cần được tiến hành phân tích đánh giá trước, trong và sau đầu tư để rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời hỗ trợ bộ phận

tín dụng trong công tác thu nợ, xử lý nợ.

- Thứ tư, không lệ thuộc vào số liệu chủ đầu tư cung cấp. Khi tiếp nhận dự

án, cán bộ thẩm định cần tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm

kiểm định lại những thông tin chủ đầu tư cung cấp bao gồm những thông tin về

ngành nghề, thị trường, công nghệ sản xuất, thông tin chủ đầu tư, thông tin cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp và những chính sách có liên quan đến dự án.

- Thứ năm, thẩm định kỹ hơn về chủ đầu tư, người đứng đầu doanh nghiệp

bao gồm những vấnđề sau:

+ Phân tích, đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư;

+ Phân tích, đánh giá đạo đức trong kinh doanh, năng lực tài chính, mức

độ minh bạch tài chính của chủ đầu tư; uy tín của chủ đầu tư trên thị trường trong quan hệ tín dụng, quan hệ mua bán.

+ Phân tích, đánh giá, phẩm chất đạo đức, năng lực của cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp và các thành viên có liên quan. Người đứngđầu đơn vị và các thành viên có liên quan phải có phẩm chất đạo đức tốt; có hiểu biết chuyên môn, có năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp, có khả năng

phản ứng nhanh nhạy, khả năng dự báo, dự đoán thị trường; có uy tín với đối

tác bên ngoài và trong nội bộ doanh nghiệp.

+ Sâu sát cơ sở để gặp gỡ ban lãnh đạo doanh nghiệp và hiểu biết thêm về

tình hình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng về tư cách, năng lực của những người đứng đầu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 74 - 75)