Giải pháp ngăn ngừa, hạn chế nợ quá hạn và thu hồi nợ vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 75 - 77)

Thành công trong việc nâng cao chất lượng tín dụng là ngăn ngừa nợ

quá hạn từ khi phát sinh món vay đầu tiên đến khi doanh nghiệp trả hết nợ

vay. Để ngăn ngừa và hạn chế nợ quá hạn, Chi nhánh cần :

- Thứ nhất, thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHPT và các quy định của pháp luật về t hẩm đ ị nh dự á n , g i ải n g ân, phân

loại nợ vay, bảo đảm tiền vay. Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ nghiệp

vụ, đặc biệt là thẩm định tư cách đạo đức, năng lực quản trị nội bộ của khách

hàng, vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng sau này, kiên quyết tìm mọi cách để loại bỏ những chủ đầu tư có tư cách đạo đức kém và xem đây là giải pháp hiệu quả nhất để phòng tránh rủi ro nợ xấu

sảy ra.

- Thứ hai, cho dù công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng được thực

hiện tốt, giúp cho ngân hàng lựa chọn được những khách hàng đáng tin cậy, những

dự án khả thi có khả năng sinh lời cao thì đó cũng không phải là những điều kiện

chắc chắn để có thể nói chất lượng cho vay dự án của ngân hàng đạt mức cao, bởi lẽ

hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong thời gian dài luôn ẩn chứa trong nó

những rủi ro không thể lường trước. Bản thân dự án trong quá trình thực hiện cũng

sẽ nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý các tình huống tín dụng sau khi cho vay trở nên thực sự cần thiết. Hoạt động

giám sát chủ yếu tập trung vào một số vấn đề như: sự tuân thủ việc sử dụng vốn vay

đúng mục đích của khách hàng; tình hình hoạt động thực tế của dự án; tiến độ trả

nợ; Quá trình sử dụng, bảo quản và biến động tài sản của doanh nghiệp; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án; Không ngừng nắm bắt thông tin từ nhiều kênh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra thông qua chứng từ và kiểm tra thực tế cơ sở về tình hình sử dụng vốn

vay, tình hình trả nợ vay, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

trường hợp phát hiện bất thường Chi nhánh cần tập trung xác minh làm rõ nguyên nhân, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp nhằm mục tiêu bảo

toàn vốn tín dụng nhà nước, tăng cường tự kiểm tra, giám sát nội bộ.

- Thứ ba, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và xử lý nợ: coi nhiệm vụ thu nợ là nhiệm vụ hàng đầu, gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ tín dụng bám sát tình hình hoạt động sản xuất, kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các đối tác và bạn hàng của doanh nghiệp;

Chi nhánh để tìm cách giải quyết khi phát hiện đơn vị gặp khó khăn trong trả nợ.

- Thứ tư, khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu cán bộ tín dụng cần

phải đi sâu tìm hiểu, phân tích nguyên nhân lý do thực tế tại doanh nghiệp dẫn đến

nợ xấu để có giải pháp thích hợp.

+ Đối với trường hợp phát sinh nợ xấu do nguyên nhân khách quan như: do

yếu tố thị trường, do cơ chế chính sách của nhà nước, do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn

bất ngờ... dẫn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị khó khăn, đình đốn,

khách hàng không trả được nợ. Trường hợp này Chi nhánh cần phải tạo điều kiện để

doanh nghiệp có thời gian khắc phục khó khăn, làm ăn hiệu quả và trả nợ ngân

hàng, có thể thực hiện một số công việc sau:

 Giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thực hiện thu hồi các khoản công nợ từ

các doanh nghiệp khác có quan hệ với ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ với

khách hàng.

 Đề nghị khách hàng bán bớt một số tài sản mà ít ảnh hưởng đến hoạt động

của doanh nghiệp, thanh lý bớt các tài sản không sử dụng. Áp dụng các giải pháp tín

dụng như: gia hạn nợ, khoanh nợ, cơ cấu lại nợ... để giúp doanh nghiệp khôi phục

lại sản xuất kinh doanh tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.

+ Đối với trường hợp phát sinh nợ xấu do nguyên nhân chủ quan như: công

tác quản trị doanh nghiệp yếu kém, tư cách đạo đức của chủ doanh nghiệp thấp, thường xuyên mất uy tín với các bạn hàng và ngân hàng dẫn đến sản xuất kinh

doanh bị đình đốn, người đi vay không sẵn lòng chi trả, có các hành động trốn tránh

trách nhiệm, lừa đảo, tình hình tài chính là không thể cứu vãn được. Trường hợp

này cần phải tiến hành ngay công tác xử lý tài sản đảm bảo càng sớm càng tốt; Có

thể phối hợp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng có liên quan phong tỏa tài khoản của khách hàng hoặc cử cán bộ tới đơn vị khách hàng kiểm soát dòng tiền

hoạt động kinh doanh của dự án.

+ Tiến hành khởi kiện trong trường hợp khách hàng có hành vi gian lận, cố

tình lừa đảo ngân hàng, chiếm dụng vốn, lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 75 - 77)