Ngân hàng Phát triển Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 27 - 29)

- Lịch sử hình thành:

Trung Quốc đã thực hiện chính sách TDNN từ rất lâu. Trước đây, việc cho

vay TDNN được giao cho các ngân hàng thương mại thực hiện. Năm 1994, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 6 cơ quan về

đầu tư thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, hoạt động theo Luật đặc biệt, nhằm tập trung thực hiện việc cho vay TDNN và cho vay lại vốn ODA. Các ngân hàng bàn giao việc cho vay ưu đãi cho CDB và chỉ thực hiện công tác tín dụng ngân hàng. Trung Quốc coi đây là một việc làm quan trọng để đi sâu cải cách chế độ đầu tư. CDB được cổ phần hóa năm 2008,nhưng nhà nước nắm cổ phần phần lớn [1].

- Mô hình, hình thức sở hữu và quản lý:

CDB là một tổ chức tài chính chính sách thuộc cấp chính phủ, có nhiệm vụ

báo cáo trực tiếp với hội đồng nhà nước. CDB hoạt động với vốn đăng ký 50 tỷ

nhân dân tệ (NDT) do Bộ Tài chính cấp. CDB cơ cấu tổ chức giống như một Bộ của Chính phủ, và với ý nghĩanày nó được xem như ngang hàng với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) và Bộ Tài chính. Hội đồng quản lý được thành lập như một đơn vị điều hành nội bộ; bao gồm những thành viên đại diện cho: Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Uỷ ban thương mại và kinh tế nhà nước, Bộ ngoại

thương và hợp tác kinh tế, Kiểm toán. - Nguồn vốn, tài chính:

Nguồn vốn hoạt động của CDB được Chính phủ cấp ban đầu và thông qua phát hành trái phiếu nội tệ và ngoại tệ. CDB áp dụng lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường, Chính phủ cấp bù chênh lệch lãi suất tùy từng dự án và chuyển thẳng phần cấp bù tới dự án. CDB phải thỏa thuận với Bộ Tài chính để cho vay lãi suất thấp đối với các dự án chính sách. CDB thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán nợ bằng cả đồng tiền nội tệ và ngoại tệ.

Tính đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn (tổng tài sản) của CDB đã lên đến 415 tỷ USD, trong đó, 90% nguồn có được là từ huy động thông qua phát hành trái phiếu và chứng khoán. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của CDB, vốn được cấp vẫn chiếm trên 50% và một điểm rất đáng lưu ý, số vốn cấp này tại thời điểm cuối 2007 đã tăng gấp 4 lần so với năm 2006 (từ 50 tỷ NDT lên tới 196 tỷ NDT).

Điều này cho thấy CDB vẫn nhận được sự hỗ trợ tài chính rất mạnh mẽ từ Chính phủ Trung Quốc.

Đây là một ngân hàng điển hình trong mô hình ngân hàng chính sách ở các nền kinh tế chuyển đổi. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện cho vay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dựán Nhà nước khuyến khích đầu tư và có thời gian thu hồi vốn dài như các ngành công nghiệp mới, nông nghiệp nông thôn (bao gồm cả chế biến nông sản, giao thông nông thôn, thủy lợi...), các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 27 - 29)