Nguyên nhân từ phía NHPT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 56 - 60)

- Quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay đầu tư còn phức tạp, chồng chéo:

Việc thực hiện cho vay đầu tư phải thực hiện theo đúng các quy định của

Quy chế, quy trình nghiệp vụ và Sổ tay tín dụng. Theo quy định tất cả các thành phần kinh tế sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước đều phải thực hiện đầy đủ các thủ

tục như dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Hay nói cách khác, quy định của

NHPT Việt Nam bị ràng buộc, lệ thuộc quá nhiều vào các cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đấu thầu… Chính những quy định

Nhà nước, nhất là các dự án có quy mô nhỏ, mức vốn vay thấp, những dự án cần

xây dựng nhanh để tranh thủ cơ hội đầu tư, sớm đưa sản phẩm ra chiếm lĩnh thị trường…

Cũng do quy chế, quy trình cho vay quá phức tạp nên các nhà đầu tư có khả năng tài chính mạnh, có tài sản thế chấp lớn… sẽ nhanh chóng vay vốn ở các NHTM để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Điều này dẫn đến nghịch lý là khi cả hai nhà

đầu tư cùng thuộc một đối tượng vay vốn nhưng nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh sẽ vay vốn ở các NHTM còn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính kém (không đủ

tài sản thế chấp) sẽ vay vốn TDĐT của Nhà nước. Nghịch lý này sẽ kìm hãm việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đầu tư, mặt khác đặt NHPT Việt Nam đứng trước một

rủi ro là không lựa chọn được dự án đảm bảo hiệu quả cũng như chủ đầu tư có năng

lực. Đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế tăng trưởng tín dụng đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng cao.

- Nguồn vốn huy động: Chưa tạo được sự chủ động về nguồn vốn

+ Vốn huy động trên thị trường tài chính mặc dù có lợi thế là được Chính phủ bảo lãnh nhưng vẫn bấp bênh, tùy thuộc vào diễn biến thuận lợi hay khó khăn

trên thị trường tài chính - tiền tệ (lúc khó khăn về vốn thì việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ bảo lãnh cũng cực kỳ khó).

+ Mặc dù là một ngân hàng nhưng NHPT Việt Nam vẫn chưa được tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, nên chịu áp lực rủi ro thanh khoản.

+ Chưa được chủ động huy động ngoại tệ bổ sung cho nhu cầu vốn hoạt

động. Theo quy định, việc huy động vốn bằng ngoại tệ phải xem xét trên cơ sở nhu cầu thực tế sử dụng vốn và ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu

tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Cơ chế phân cấp, cơ chế giám sát trong công tác thẩm định và duyệt vay đầu tư dự án còn nhiều bất cập:

Công tác phân cấp thẩm định và quyết định cho vay của NHPT Việt Nam

cũng làm hạn chế sự chủ động của Chi nhánh trong việc tăng trưởng tín dụng. Từ

thẩm định và quyết định cho vay của Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Chi

nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Đồng Nai được phép thẩm định và quyết định cho vay đối với các dự án nhóm C và 50% mức vốn giới hạn tối đa tương ứng của dự án nhóm B. Đến ngày 23/7/2007, theo Quyết định số 342/QĐ-NHPT của Tổng giám đốc NHPT Việt Nam về việc quy định phân cấp, ủy quyền trong hoạt động TDĐT

và TDXK của Nhà nước, Chi nhánh NHPT Đồng Nai được phép thẩm định và quyết định cho vay các dự án nhóm C với thời gian cho vay không quá 7 năm và các dự án nhóm B với thời gian cho vay tối đa 10 năm. Tuy nhiên, thực tế việc

quyết định các khoản cho vay của Chi nhánh chịu tác động bởi quy định giám sát

duyệt vay theo Quyết định số 462/QĐ-NHPT ngày 17/9/2007 của Tổng giám đốc

NHPT Việt Nam. Theo Quyết định này, Chi nhánh phải gửi báo cáo thẩm định kèm toàn bộ hồ sơ về Hội sở chính, Chi nhánh chỉ được ra thông báo cho vay khi đã có ý kiến của Hội sở chính.

Việc phân cấp nhằm mục đích nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

của các cá nhân, đơn vị trong hệ thống NHPT Việt Nam. Để việc phân cấp, phân

quyền phát huy tác dụng đồng thời phải đảm bảo an toàn tín dụng thì không thể

thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên do việc hạn chế về nguồn vốn huy động

và việc ngày càng nâng cao tầm quan trọng của cảnh báo, giám sát tín dụng nên để

cho vay một dự án phải thông qua rất nhiều bước: Xin Hội sở chính chủ trương tiếp

nhận, thẩm định dự án -> trình ra Hội sở chính cảnh báo, giám sát (lấy ý kiến của

các Ban: Thẩm định, Tín dụng, Nguồn vốn, Trung tâm khách hàng) -> Hội sở chính

quyết định cho vay nếu dự án không thuộc phân cấp của Chi nhánh hoặc có ý kiến

chấp thuận cho vay nếu dự án thuộc phân cấp của Chi nhánh. Như vậy, việc phân

cấp cũng chỉ là hình thức, chưa thật sự tạo sự chủ động cho Chi nhánh. Hệ quả của những vấn đề nêu trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp, nhiều khi doanh nghiệp mất cả cơ hội đầu tư kinh doanh và gây ra

thiệt hại về chi phí do sự trượt giá và rủi ro về tỷ giá.

Thời gian qua, NHPT Việt Nam vẫn chủ yếu thanh toán gián tiếp qua NHTM

nên tốc độ thanh toán chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian giải ngân cho chủ đầu tư và gây khó khăn cho NHPT trong việc kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay

của khách hàng. Đến nay, NHPT đã triển khai được hệ thống thanh toán liên ngân

hàng qua Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, do phần mềm kế toán hiện tại vẫn mang

tính thủ công, tốc độ xử lý thông tin chậm nên chưa hỗ trợ tốt cho hình thức thanh

toán mới.

- Hoạt động tuyên truyền về chính sách TDĐT của Nhà nước và quảng bá hình ảnh của NHPT Việt Nam còn hạn chế:

Là một Ngân hàng chính sách lớn của Chính phủ, nhưng mãi đến tận năm

2008, NHPT Việt Nam mới có website riêng, tuy nhiên thông tin từ website cũng

còn nghèo nàn, đơn điệu. Việc tuyên truyền về chính sách TDĐT và TDXK của

Nhà nước, quảng bá hình ảnh của NHPT Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại chúng còn rất yếu kém. Chủ yếu chính sách cho vay của toàn hệ thống

chỉ được giới thiệu thông qua Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và một số ban ngành có liên quan. Tạp chí Hỗ trợ phát triển là phương tiện

chủ yếu để tuyên truyền thì được phát hành khá hạn chế và gần như chủ yếu là lưu

hành trong nội bộ hệ thống.

- Hệ thống thông tin quản lý, hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều yếu kém:

Hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) đã được ứng

dụng phổ biến ở phần lớn các ngân hàng thương mại, giúp cải thiện đáng kể hiệu

quả của hoạt động nội bộ ngân hàng như kế toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh

giá xếp hạng tín dụng khách hàng.... Ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời còn giúp các tổ chức tín dụng hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích của ngân hàng hiện đại cung ứng cho doanh nghiệp và dân cư, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền

mặt và thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay thì hệ

còn rất yếu kém, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu quản trị cao (đã có một vài phần mềm ứng dụng nhưng không có tính liên kết, không kết xuất tự động nên phải

làm thủ công và tổng hợp thủ công; máy chủ có cấu hình kỹ thuật yếu, chất lượng đường truyền chậm..). Trung tâm CIC - là nơi cập nhật và cung cấp thông tin về khách hàng nhưng hiện nay các Chi nhánh vẫn chưa cập nhật được trực tiếp mà phải

gửi văn bản hoặc điện thoại về Hội sở chính đề nghị cung cấp thông tin, gây chậm

trễ trong khâu tác nghiệp tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)