Nguyên nhân về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 51 - 56)

- Về đối tượng vay vốn

Từ 04/2004 đến nay Chính phủ đã ban hành 04 nghị định về TDĐT và TDXK của Nhà nước: Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004; Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006; Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008; Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011. Mội lần thay đổi Nghị định

- Trước tháng 4/2004: Đối tượng cho vay áp dụng theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của Chính phủ. Theo đó, các dự án thuộc

các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò sữa, văn hóa, giáo dục, y tế và các dự án được thực hiện trên địa bàn kinh tế khó khăn thuộc một số ngành như sản xuất điện, các ngành trực tiếp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng xuất

khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng sẽ được Nhà nước hỗ trợ.

- Giai đoạn từ tháng 04/2004 đến tháng 12/2006: áp dụng Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ. Danh mục cho vay được thu hẹp

còn 14 đối tượng tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Giai đoạn từ năm 2007 đến 20/10/2011: áp dụng Nghị định 151/2006/NĐ- CP ngày 20/12/2006 và Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/09/2008 sửa đổi bổ

sung Nghị định 151/2006/NĐ-CP. Đối tượng cho vay trong giai đoạn này khá thoáng so với giai đoạn 2004 - 2006 và theo xu hướng hội nhập quốc tế. Đối tượng

cho vay tập trung vào một số dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các

dự án phát triển nông nghiệp - nông thôn, một số dự án công nghiệp quan trọng và các dự án đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Từ 20/10/2011 đến nay: áp dụng Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011, Nghị định này ra đời thay thế cho Nghị định 151/2006/NĐ-CP và nghị định 106/2008/NĐ-CP. Theo Nghị định này, đối tượng cho vay đã bị thu hẹp lại ở

lĩnh vực kết cấu hạ tầng - xã hội và thay đổi một số ngành nghề ở lĩnh vực công

nghiệp.

Ngoài các Nghị định nêu trên, Chính phủ cũng thường có các văn bản riêng bổ sung, sửa đổi về đối tượng vay vốn ví dụ như Sau đó, Chính phủ đã ban hành hàng loạt văn bản để mở rộng đối tượng cho vay như: Quyết định 103/2000/QĐ- TTg ngày 25/08/2000 về phát triển giống thuỷ sản, Quyết định 117/2000/QĐ-TTg ngày 10/10/2000 về cơ chế tài chính đóng tàu biển, Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về phát triển ngành nghề nông thôn, Quyết định 67/2000/QĐ-BCN

ngày 20/11/2000 của Bộ công nghiệp về sản phẩm cơ khí trọng điểm, Quyết định 02/2001/QĐ-TTg ngày 02/01/2001 về sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, Nghị quyết

03/2002/NQ-CP ngày 02/02/2002 về kinh tế trang trại….

Như vậy, có thể thấy rằng, đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước không ổn định, thường có sự thay đổi trong thời gian ngắn. Mặt khác, việc ban hành các văn

bản, Thông tư hướng dẫn các Nghị định nói trên lại thường chậm trễ. Vì vậy, gây ra

rất nhiều khó khăn, chậm trễ và bị động cho việc thực hiện chính sách TDĐT nói chung.

Ngoài ra, đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước thay đổi theo từng thời kỳ và đối tượng vay có xu hướng hẹp dần để thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế nên phần lớn các chủ đầu tư chỉ có cơ hội vay vốn TDĐT của Nhà nước một

lần duy nhất. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho chủ đầu tư chưa

chú trọng đúng mức đến chữ tín với NHPT Việt Nam, chấp nhận nợ quá hạn để

chiếm dụng vốn, hoặc cố tình chây ỳ không trả nợ.

- Cơ chế lãi suất chưa phù hợp.

Theo quy định tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP: Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm.

Theo quy định tại Nghị định 106/2008/NĐ-CP thì lãi suất cho vay TDĐT

bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm + 1%/năm.

Tại cả 2 Nghị định trên đều quy định lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất

trong hạn. Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn; Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay đầu tư để NHPT Việt Nam thực hiện, số lần công bố lãi suất tối đa hàng

năm là 2 lần.

Thực tế triển khai hoạt động cho vay đầu tư trong thời gian qua cho thấy cơ

chế lãi suất này đang bộc lộ nhiều hạn chế:

+ Thứ nhất, lãi suất cho vay quá thấp và kém linh hoạt tạo ra tâm lý ỷ lại,

trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Hơn nữa, việc ấn định mức lãi suất thấp hơn

hoặc sử dụng chính nguồn vốn tín dụng ưu đãi gửi tại các ngân hàng thương mại

nhằm thu lợi từ chênh lệch lãi suất..

+ Thứ hai, việc duy trì một mức lãi suất cho vay giống nhau cho các nhóm

khách hàng có dự án đầu tư thuộc khác lĩnh vực khác nhau, có mức rủi ro khác nhau đã tạo ra sự “cào bằng” về ưu đãi của Nhà nước. Lẽ ra việc xác định mức lãi suất cho vay đối với mỗi dự án phải được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá tính khả thi

và hiệu quả của dự án, kết quả xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Việc ấn định

một mức lãi suất chung cho các dự án khác nhau của các khách hàng khác nhau là không hợp lý, nó thuần túy mang tính hành chính hơn là dựa trên cơ sở thẩm định

và phân tích tín dụng.

+ Thứ ba, việc duy trì lãi suất cho vay quá thấp trong một thời gian dài đã và

đang là nguyên nhân chính dẫn tới gia tăng cấp bù chênh lệch lãi suất, tạo ra gánh

nặng đối với ngân sách nhà nước.

Theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP đã có sự thay đổi theo hướng

linh hoạt hơn: Lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn

vốn cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Tổng Giám đốc

NHPT Việt Nam tính toán mức lãi suất bình quân các nguồn vốn và chi phí hoạt động báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam trình Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay TDĐT. Trường hợp lãi suất huy động bình quân có biến động

lớn, Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh

lãi suất cho phù hợp; Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được

công bố; Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho

vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân. Tuy nhiên thời gian điều chỉnh lãi suất

cho vay vẫn kém linh hoạt và không theo kịp sự biến động của lãi suất thị trường.

- Về chính sách quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu...

Cơ cấu nguồn vốn một dự án không chỉ từ NHPT Việt Nam mà còn có vốn

vay NHTM; nguồn vốn NHTM chịu sự quản lý vận hành theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và các NHTM, thủ tục vay vốn khá đơn giản và nhanh chóng trong khi

nguồn vốn NHPT Việt Nam hiện đang nắm giữ được coi là nguồn vốn Nhà nước, vì vậy quá trình thẩm định, chấp thuận cho vay, giải ngân… phải chấp hành tuyệt đối

các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư nói chung và quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình nói riêng. Tuy nhiên, quy định của Nhà nước về đầu tư, về quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình, quy định về đấu thầu, đền bù giải phóng mặt

bằng thường xuyên có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, chồng chéo dẫn đến quá

trình quản lý cho vay vốn TDĐT của Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng là trở ngại khiến các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngại tiếp cận với nguồn vốn này.

- Về bảo đảm tiền vay, xử lý rủi ro

Theo quy định hiện hành, dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay. Về nguyên tắc là hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tài sản hình thành từ vốn vay chỉ mang tính hình thức hoặc không

thực hiện được, hoặc nếu thực hiện được thì tính thanh khoản rất thấp, nên việc bảo đảm tiền vay không có nhiều ý nghĩa. Đơn cử như các dự án đầu tư phát triển cây ăn

quả cho nông dân, trồng rừng nguyên liệu; các dự án hệ thống cấp nước (đường ống, mạng lưới cấp nước, đền bù giải phóng mặt bằng trải đều trên hệ thống đường ống cấp nước…).

Chính sách cho vay đầu tư của Nhà nước là chấp nhận rủi ro cao nhưng khi

rủi ro xảy ra thì tiến độ xử lý rủi ro của Chính phủ còn rất chậm, chưa phù hợp với

tình hình thực tế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trình tự thủ tục xử lý rủi ro

còn phức tạp: Thẩm quyền xử lý rủi ro của NHPT Việt Nam mới dừng lại tại việc

gia hạn nợ trong khung thời gian được Nhà nước quy định. Việc thực hiện các biện

pháp xử lý rủi ro khác Chi nhánh phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trình lên Hội

sở chính, Hội sở chính kiểm tra, xem xét và trình Bộ tài chính (khoanh nợ), Bộ Tài chính kiểm tra, xem xét và trình Chính phủ quyết định (xóa nợ gốc, lãi; bán nợ).

Như vậy, thẩm quyền của NHPT Việt Nam trong việc xử lý rủi ro còn rất hạn chế,

chủ yếu là báo cáo trình Bộ Tài chính quyết định hoặc trình Chính phủ quyết định

làm cho tiến độ xử lý rủi ro chậm, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tồn đọng nhiều.

được Cục Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai cho vay từ năm 1996 song hoạt động

kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả buộc phải phá sản. Năm 2007 Ủy ban nhân dân

tỉnh Đồng Nai có quyết định mở thủ thục thanh lý tài sản, năm 2008 Tòa án tỉnh Đồng Nai tuyên bố bán tài sản thanh lý. Chi nhánh NHPT Đồng Nai chỉ chờ quyết định tuyên bố phá sản là có cơ chế xóa nợ nhưng đến nay Ủy ban nhân dân Tỉnh

vẫn chưa tuyên bố phá sản Doanh nghiệp được mặc dù Doanh nghiệp này không còn tồn tại.

- Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro.

Tại các Nghị định về TDĐT, TDXK của Nhà nước quy định: NHPT Việt

Nam thực hiện việc phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

nhưng mức trích dự phòng rủi ro thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính NHPT Việt

Nam. Tại Quy chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó mức trích

dự phòng rủi ro bằng 0,5% tính trên tổng dư nợ bình quân. Trong khi đó, theo

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định nợ được

phân loại thành 5 nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5 với mức trích dự phòng rủi ro tương ứng là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Như vậy, quy định trích lập dự phòng rủi ro TDĐT hiện nay chưa phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và cho đến đầu năm 2011 NHPT Việt Nam mới bắt đầu thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)