Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập và công bố báo cáo tài chính ngân hàng thương mại theo chuẩn mực kế toán việt nam và quốc tế (Trang 99)

1. Tổng quan về báo cáo tài chính

3.2.4. Các kiến nghị khác

3.2.4.1. Đối với ngân hàng

 Đối với ngân hàng thương mại

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; tiêu chí thẩm định, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo để có cơ sở lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể đúng đắn, khách quan.

Xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để phân loại nợ chính xác và trích dự phòng rủi ro phù hợp với nhóm nợ. Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ không chỉ dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ mà phải dựa vào đánh giá của ngân hàng về khả năng thu hồi khoản nợ đó. Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong

xếp hạng tín dụng nội bộ thực chất là một công việc nhằm lượng hóa năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh và trả nợ của doanh nghiệp, do đó cung cấp cơ sở tin cậy để ngân hàng đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ.

Mặc dù việc phân loại xếp hạng khách hàng không còn là vấn đề mới mẻ đối với các tổ chức tín dụng nhưng trong thực tế không phải ngân hàng nào cũng có thể xây dựng được cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đủ mạnh để hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu. Bên cạnh nỗ lực của các ngân hàng trong việc nâng cao năng lực nội tại của mình (đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vu, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thu thập và quản lý thông tin về doanh nghiệp…), các ngân hàng cũng rất cần nhận được hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, đặc biệt là việc sớm ban hành văn bản quy định thống nhất việc xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ, đồng thời, có cơ chế tạo hành lang pháp lý thuận lợi đảm bảo cho việc khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý khách hàng. Chẳng hạn như sử dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp vay vốn trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng, cho phép các ngân hàng khai thác thông tin về doanh nghiệp từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước như Tài chính, Hải quan, Thuế, Đăng ký doanh nghiệp… để phục vụ xếp hàng tín dụng đối với doanh nghiệp.

Trước mắt khi chưa có văn bản quy định thống nhất, các ngân hàng khi xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải có thể “so sánh được”, tương thích với thông tin xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng khác. Việc này sẽ giúp các ngân hàng không phải thu thập thông tin lại từ đầu (đối với khách hàng chưa từng giao dịch trước đây tại ngân hàng) nếu như họ đã được xếp hạng ở một ngân hàng khác. Bởi không làm như vậy có thể làm nản lòng các khách hàng mới, họ sẽ được xếp vào nhóm có rủi ro tín dụng cao nhất và kéo theo là phải chấp nhận một mức lãi suất cao hơn cho các khoản vay. Và hậu quả là thị phần của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn để phát

triển. Để đảm bảo tính khả thi, việc xây dựng này đòi hỏi phải có người đứng ra làm đầu mối – Ngân hàng Nhà nước.

- Giám đốc tài chính (hay kế toán trưởng) ngân hàng cần phải duy trì trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp kế toán trong việc thực hiện đúng đắn các nguyên tắc, quy định liên quan đến lợi nhuận thông qua việc thực hiện, giám sát quá trình ghi nhận doanh thu, chi phí, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc dự thu, dự chi. Giám đốc tài chính cần thuyết phục các cấp lãnh đạo ngân hàng có chủ trương và quy định ghi nhận, trình bày, công bố thông tin một cách trung thực để nâng cao lòng tin, bảo vệ uy tín ngân hàng.

- Ngân hàng cần nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc tư vấn và kiểm soát lại quá trình ghi nhận lợi nhuận của ngân hàng, đề nghị điều chỉnh kịp thời các chi nhánh, phòng ban nghiệp vụ vận dụng sai trong quá trình ghi nhuận lợi nhuận.

- Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ ngân hàng thương mại. Nó không chỉ mang tính “ép buộc” mà là hành động tự nguyện của các ngân hàng thương mại, trở thành ý thức của ngân hàng.

 Đối với Ngân hàng Nhà nước:

- Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường thanh tra, giám sát, đánh giá, tư vấn cho ngân hàng thương mại trong việc xây dựng những tiêu chuẩn làm cơ sở ghi nhận lợi nhuận, kịp thời ngăn chặn những sai lệch trong ghi nhận và công bố thông tin về ngân hàng quá sai lệch so với thực tế phát sinh.

- Bên cạnh đó, tuy các ngân hàng đều được kiểm toán, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng nên tiến hành phân tích báo cáo tài chính của một số ngân hàng có dấu hiệu bất thường để kịp thời phát hiện ra những vần đề cần chấn chỉnh, cảnh báo, kể cả việc thẩm tra lại kết quả của các đơn vị kiểm toán.

- Thực hiện khen thưởng đối với các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc minh bạch báo cáo tài chính như công bố sớm, đầy đủ báo cáo tài chính đã qua kiểm toán hay trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời có chế tài đối với ngân hàng thương mại thực hiện không đúng quy định.

3.2.2.3. Đối với kiểm toán viên độc lập

Kiểm toán viên độc lập có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trung thực và hợp lý. Vì thế cần có một số giải pháp cải thiện hoạt động này, như:

- Có chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên. Đồng thời tổ chức các khóa học tìm hiểu về công tác kế toán tại các ngân hàng, phục vụ cho quá trình kiểm toán sau này. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp giữa các công ty kiểm toán và các đơn vị hữu quan.

- Hiện nay, số lượng chi nhánh của các ngân hàng được mở rộng, cũng như các ngân hàng thành lập mới ngày càng gia tăng, làm cho nhu cầu kiểm toán cho kịp thời hạn “ra” các báo cáo tài chính cũng tăng theo. Vì thế cần đội ngũ kiểm toán viên đông đảo, nhưng không vì thế mà xem nhẹ chất lượng đào tạo. Do đó, phải nâng cao chất lượng các kì thi cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán, nhằm chọn ra các kiểm toán viên giỏi. Chú trọng đào tạo đội ngũ kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế.

- Không ngừng nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên. Bên cạnh đó, để góp phần giảm nhẹ công việc cho kiểm toán viên độc lập, ít nhất trong khâu thu thập bằng chứng kiểm toán , thì ngân hàng cũng phải thiết lập cho mình hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước, tuyển dụng các kiểm toán viên nội bộ giỏi, có bằng cấp quốc tế thì càng tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ hạn chế trong hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cũng như các nguyên nhân được trình bày trong chương 2, chương 3 đã trình bày một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc lập và công bố báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. Trước mắt phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật như: xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính, văn bản về việc xác định giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và công nợ tài chính; điều chỉnh một số khoản mục trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh; điều chỉnh cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ; trình bày thuyết minh báo cáo tài chính. Để thực hiện được các giải pháp trên, cần thiết phải có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng cũng như bản thân ngân hàng thương mại như hoàn thiện môi trường pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại.

KẾT LUẬN

Hiện nay việc hoàn thiện lập và công bố báo cáo tài chính ngân hàng thương mại phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và minh bạch hóa thông tin đã và đang là nhu cầu cấp thiết. Nó hỗ trợ thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, đưa thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển. Một số ngân hàng cũng đã nhận thức được điều này, nhưng việc am hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế của cán bộ ngân hàng còn hạn chế. Cộng với sự khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực nên khi chuyển đổi báo cáo tài chính ngân hàng thương mại từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực kế toán quốc tế còn gặp nhiều khó khăn.

Qua nội dung trình bày của khóa luận, đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Chương 1: làm rõ khái niệm, tác dụng, hệ thống báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế; luật và chuẩn mực kế toán chi phối việc lập báo cáo tài chính, cũng như sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về lập báo cáo tài chính, hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại, cũng như sự cần thiết phải lập và công bố báo cáo tài chính ngân hàng thương mại theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế.

Chương 2 : phân tích cơ sở và thực trạng lập, công bố báo cáo tài chính ngân hàng thương mại; chỉ ra một số hạn chế trong việc lập và công bố báo cáo tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam, và nguyên nhân.

Chương 3: đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính, như: xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính, văn bản về việc xác định giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và công nợ tài chính; điều chỉnh một số khoản mục trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh; điều chỉnh cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ; các giải pháp hỗ trợ: hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao chất

2. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 210/2009/TT-BTC, ngày 6/11/2009, Hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính.

3. Chính phủ, 2013, Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Về thành lập, tổ chức và hoạt động

của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam.

4. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành, , Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh, 2004.

5. International Accounting Stardard Board (2010), International Financial Reporting Standards, Website: http://www.ifrs.org.

6. Lâm Thị Hồng Hoa, 2011, Kế toán công cụ tài chính của các ngân hàng thương mại – Những vướng mắc từ góc nhìn chính sách, Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 67, tháng 10/2011.

7. Ngân hàng Nhà nước, 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Ngân hàng Nhà nước , 2007, Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007,

Ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.4,

9. Ngân hàng Nhà nước, 2004, Quyểt định 479/2004/QĐ-NHNN, Hệ thống tài khoản

kế toán các Tổ chức tín dụng.

10. Ngân hàng Nhà nước, 2006, Quyết định 29/2006/QĐ-NHNN, Về việc sửa đổi, bổ

sung, hủy bỏ một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 479/2004/qđ-nhnn ngày 29/4/2004 và quyết định số 807/2005/qđ-nhnn ngày 01/6/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước.

phân loại và cơ sở trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

12. Ngân hàng Nhà nước, 2014, Thông tư 10/2014/TT-NHNN, Sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng.

13. Ngân hàng Nhà nước, 2005, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005,

Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

14. Ngân hàng Nhà nước, 2007, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007, Về

việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyểt định 493.

15.Ngân hàng Thế giới, 2000, Các chuẩn mực kế toán quốc tế - Tài liệu hướng dẫn

thực hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.Nguyễn Thị Loan, Lâm Thị Hồng Hoa, 2009, Kế toán ngân hàng, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh.

17.Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010, IFRS 9 – Những thay đổi so với IAS 39 và tác động

đến kế toán các ngân hàng thương mại, Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 52, tháng 7/2010.

18.Phan Diên Vỹ, 2013, Ảnh hưởng của quan hệ sở hữu chéo trong các ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam – Trường hợp SCB, Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 93,

tháng 12/2013.

19. Quốc hội, 2003, Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003. 20.Quốc hội, 2010, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. 21.Quốc hội, 2010, Luật Ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH10.

22.Trường Đại học kinh tế TP.HCM, 2011, Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế,

NXB Phương Đông, TP.Hồ Chí Minh.

23.Trần Quốc Thịnh, 2012, Kế toán Việt Nam trong xu hướng hội tụ kế toán quốc tế, Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 73, tháng 4/2012.

25.Thời báo ngân hàng, 01/2014, Tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt mức 12,51%, truy cập tại <http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-tang-truong-tin-dung-nam-2013- dat-muc-12-51-16845.html>.

26.Thời báo ngân hàng, 02/2014, Số liệu nợ xấu do cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra

mới đáng tin cậy, truy cập tại <http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-so-lieu-no-xau- do-co-quan-quan-ly-nha-nuoc-dua-ra-moi-dang-tin-cay-17659.html>.

27.Võ Thị Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011, Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển,

Tạp chí kiểm toán số 12/2011.

28.Vietcombank, báo cáo tài chính 2013, 2012, 2011, 2010, 2009, 2008, truy cập tại <http://www.vcb.com.vn >, [15 march 2014].

29.Vietinbank, báo cáo tài chính 2013, 2012, 2011, 2010, 2009, 2008, truy cập tại <http://www.vietinbank.vn >, [15 march 2014]

30.BIDV, báo cáo tài chính 2013, 2012, 2011, 2010, 2009, 2008, truy cập tại <http://www.bidv.com.vn >, [15 march 2014].

31.Agribank, báo cáo tài chính 2013, 2012, 2011, 2010, 2009, 2008, truy cập tại <http://www.agribank.com.vn >, [15 march 2014]

32.Techcombank, báo cáo tài chính 2013, 2012, 2011, 2010, 2009, 2008, truy cập tại <http://www.techcombank.com.vn >, [15 march 2014].

33.Sacombank, báo cáo tài chính 2013, 2012, 2011, 2010, 2009, 2008, truy cập tại <http://www.sacombank.com.vn >, [15 march 2014].

34. Maritimebank, báo cáo tài chính 2013, 2012, 2011, 2010, 2009, 2008, truy cập tại <http://www.msb.com.vn >, [15 march 2014] .

Phụ lục 1: Các chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế hiện hành

IFRSs TÊN CHUẨN MỰC VASs

tương đương

IAS Quy định chung VAS 1

IAS 1 Trình bày báo cáo tài chính VAS 21

IAS 2 Hàng tồn kho VAS 2

IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ VAS 24

IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và

các sai sót VAS 29

IAS 10 Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán VAS 23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập và công bố báo cáo tài chính ngân hàng thương mại theo chuẩn mực kế toán việt nam và quốc tế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)