1. Tổng quan về báo cáo tài chính
3.1.5. Trình bày thuyết minh báo cáo tài chính
- Các ngân hàng cần trình bày các chủ thể đồng tài trợ (Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức trong nước), số tiền đồng tài trợ, khách hàng ủy thác đầu tư (Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức trong nước), số tiền ủy thác đầu tư. Số tiền cho vay ủy thác hay cho vay đồng tài trợ thường có giá trị lớn, người sử dụng thông tin cần biết về các chủ thể này để lường được độ rủi ro của các dự án đầu tư. Nếu chủ thể này là Chính phủ thì mức độ an toàn cao hơn.
- Thuyết minh báo cáo tài chính không nên trình bày theo một khuôn mẫu cứng theo quy định hiện hành. Do mỗi ngân hàng có đặc điểm hoạt động, thế mạnh riêng, có
ngân hàng khác. Vì thế việc lập và trình bày báo cáo tài chính có thể giao cho các ngân hàng. Họ có thể trình bày linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, kèm theo lời giải thích riêng của ngân hàng.
Chẳng hạn, như với các nghiệp vụ mới phát sinh gần đây như phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất, bao thanh toán, kinh doanh vàng… thì các ngân hàng nhỏ, mới thành lập, chưa có kinh nghiệm sẽ kém thế cạnh tranh hơn, và không phải ngân hàng nào cũng được thực hiện các nghiệp vụ này. Hay nghiệp vụ cho vay khách hàng, phần trình bày theo ngành, nghề, đối tượng khách hàng nên giao cho ngân hàng thuyết minh để phù hợp hơn.
Bảng 3.1. Các nghiệp vụ phái sinh đang áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngân hàng Kỳ hạn Quyền chọn Hoán đổi
Ngoại tệ Vàng Tương lai Ngoại tệ VND Vàng Tiền tệ Lãi suất
BIDV X X X X X VCB X X X X X ACB X X X X Techcombank X X X MB X X X X Eximbank X X X X X X X Vietinbank X X X X Agribank X X X
(Nguồn: Báo cáo thường niên các Ngân hàng thương mại Việt Nam)
Như vậy, bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ không còn mang tính chất liệt kê, ràng buộc như trước. Nhưng để đảm bảo về nội dung thì Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa nội dung trình bày tối thiểu như các chính sách kế toán áp dụng, tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, dữ phòng rủi ro tín dụng, tài sản cố định… và vẫn phải được kiểm toán trước khi công bố. Với cách làm như vậy, vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, vừa phù hợp với thực tế tại ngân hàng.