1. Tổng quan về báo cáo tài chính
2.3. Hạn chế trong việc lập và công bố báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam và
Luật Kế toán Việt Nam có quy định: “Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán” (Điều 29). Ngoài ra, để có số liệu trình bày trên báo cáo tài chính, thì các ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng cho các tổ chức tín dụng; về hệ thống tài khoản kế toán; về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng; về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; về hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán; về hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính… Tuy nhiên, hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại vẫn còn hạn chế, có những khoản mục chênh lệch so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này là không công bằng cho người sử dụng báo cáo tài chính trong nước, một số trong họ là biết và hiểu về chuẩn mực kế toán quốc tế, vì lợi nhuận của ngân hàng, cái mà họ quan tâm nhất, sẽ thấp đi rất nhiều nếu được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
2.3.1.1. Hạn chế trong lập và trình bày bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cơ bản trình bày theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 22. Tuy nhiên, còn một số tồn tại sau:
Một số khoản mục được trình bày gộp
- Khoản mục “Tiền mặt tại quỹ” không chỉ có tiền mặt mà còn bao gồm cả vàng, bạc, đá quý dùng để chế tác và kinh doanh, làm cho người đọc hiểu không đúng nội dung của chỉ tiêu. Việc nắm giữ vàng là có nhiều mục đích như dự trữ, thanh toán và kinh doanh. Do đó, nếu trình bày vàng chế tác kinh doanh trong hạng mục tiền là