1. Tổng quan về báo cáo tài chính
3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán gần với chuẩn mực kế toán quốc tế
quốc tế
Cùng với Luật, hệ thống chuẩn mực kế toán , Quốc hội cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật kế toán và Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Luật và hệ thống chuẩn mực kế toán còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, như việc triển khai còn chậm, chưa được rộng khắp, kịp thời. Điều này là do, Luật kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 nhưng mãi đến ngày 31/5/2004 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành, các chuẩn mực kế toán được ban hành nhưng cũng phải đợi một thời gian mới có Thông tư hướng dẫn. Và khi có Nghị định, Thông tư hướng dẫn để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện còn cần một thời gian nữa.
Hạn chế này cũng có nguyên nhân sâu xa là do chưa có sự nghiên cứu, chuẩn bị tốt về chuyên môn nghiệp vụ, do sức ép về thời gian nên chỉ mới đáp ứng được yêu cầu ban hành ra các chuẩn mực mà chưa ban hành ngay các văn bản hướng dẫn. Do đó, trong thời gian tới khi ban hành hay sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật/chuẩn mực kế toán, Quốc hội/Bộ Tài chính cần ban hành đồng thời Thông tư, Nghị định hướng dẫn thực hiện. Điều này làm cho Luật, chuẩn mực kế toán đi vào thực tiễn, không còn mang tính hình thức, khó thực hiện.
Bên cạnh đó, 26 chuẩn mực kế toán được ban hành trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2005 nên có một số chuẩn mực không còn phù hợp với tình hình thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Bộ Tài chính cần tiến hành khảo sát, kiểm tra thực tế việc áp dụng các chuẩn mực kế toán để kịp thời sửa chữa, bổ sung cho phù hợp, sau đó tiến hành ban hành lại cho sát với thực tiễn. Có như vậy thì các chuẩn mực này mới có tính khả thi cao, được vận dụng hiệu quả.
với thực tiễn. Nhưng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa được sửa đổi cho phù hợp, hay nói cách khác chuẩn mực kế toán Việt Nam đã trở nên lạc hậu.
Để có thể hoà hợp tiến đến hội tụ kế toán quốc tế - thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính chất lượng cao mang tính toàn cầu nhằm đảm bảo tính thống nhất về nguyên tắc kế toán chung ở phạm vi quốc tế - Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề nhằm nắm bắt cơ hội để phát triển nhanh nhưng đảm bảo tính ổn định và bền vững. Do vậy, Việt Nam cần chủ động xây dựng lộ trình để tiến tới thiết lập hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính đáp ứng xu thế hội nhập tiến tới hội tụ quốc tế về kế toán. Theo đó, hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam phải được xây dựng dựa trên IFRS cũng như thông lệ quốc gia trên thế giới và phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, với những đặc đỉêm riêng về môi trường kinh tế, pháp lý và văn hoá nên khi soạn thảo chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam cần điều chỉnh một số quy định trong IFRS để áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm tránh những biến động, bất ổn cho quốc gia.
Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của ngân hàng, là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nên việc phân loại nợ và trích lập dự phòng ảnh hướng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được các ngân hàng thương mại thực hiện theo Quyết định 493 và Quyết định 18 (sẽ được thay thế bằng Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực vào ngày 01/6/2014 ). Các quy định về phân loại nợ trong Thông tư 02 khắt khe hơn, tiếp cận được chuẩn mực quốc tế, nên khi áp dụng sẽ là điều kiện an toàn cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên việc tính và trích lập dự phòng còn có những hạn chế, cần được sửa đổi như sau:
- Việc trích lập dự phòng nên được trình bày đến ngày 31/12 thay vì 30/11 như hiện nay (trích lập dự phòng của tháng 12 sẽ được tính cho quý I năm sau), việc thực hiện như vậy phù hợp với nguyên tắc kế toán thận trọng.
- Có quy định cụ thể về trích lập dự phòng đối với các khoản cam kết ngoại bảng, trình bày trên một dòng riêng trong phần Nợ phải trả. Điều này là cần thiết, vì số lượng các cam kết ngoại bảng ngày càng nhiều và rủi ro mà nó mang lại cũng lớn.
- Đối với các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 đã được trích lập dự phòng cụ thể và tính vào chi phí rồi nên không cần phải trích lập dự phòng chung nữa. Như vậy sẽ phù hợp với IAS 39.
- Trong công thức tính số tiền cụ thể phải trích lập: R = max {0, (A – C)} * r thì (C) – giá trị tài sản bảo đảm nên được xác định theo giá trị thị trường, vừa sát với thực tế, vừa tránh được rủi ro cho ngân hàng. Theo Thông tư 02 (sắp có hiệu lực tới đây) thì giá trị tài sản bảo đảm được quy định khá chi tiết, theo giá thị trường. Giá trị của bất động sản và động sản – tài sản đảm bảo khá phổ biến ở ngân hàng – được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định pháp luật. Tuy nhiên giá trị được định giá khi hợp đồng thế chấp tài sản được kí giữa ngân hàng và khách hàng, còn tài thời điểm trích lập dự phòng, giá trị này có thể thay đổi. Do đó, tài thời điểm trích lập dự phòng, giá trị của những tài sản đảm bảo này nên được định giá lại.