Chương 1 KHÁI QT VỀ HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HỊA BÌNH
1.4. Khái qt tình hình chính trị xã hội huyện Lạc Sơn
1.4.1. Các tầng lớp xã hội
Trong lịch sử cũng như rất nhiều huyện lỵ khác trong tỉnh, ở Lạc Sơn cư dân sinh sống lâu đời nhất là người Mường. Như trên đã nêu tỷ lệ người Mường sinh sống cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh (91% dân số của huyện). Vì vậy khi nói đến xã hội của huyện thì chủ yếu đề cập đến xã hội cổ truyền của người Mường.
Tổ chức xã hội Mường cổ truyền phổ biến là chế độ nhà lang.
Xã hội Mường cổ truyền ở Hịa Bình nói chung là ở Lạc Sơn nói riêng có thể được xem là kết quả của nhiều “đẳng cấp”, trong chừng mực mà số phận xã hội của từng cá nhân, dù nam hay nữ lại phụ thuộc vào dịng họ của người đó. Một cá nhân là thành viên của tầng lớp nào trong số hai tầng lớp họp thành xã hội (những người thống trị và những kẻ bị trị) thì đều hồn tồn khơng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của riêng cá nhân ấy và cũng không trực tiếp phụ thuộc vào vị trí riêng của cá nhân đối với các tư liệu sản xuất chính. Vị trí của họ gắn chặt vào dịng họ của mỗi cá nhân, thân phận xã hội của từng người được áp đặt bằng đường cha truyền con nối (đối với người Mường thì theo chế độ phụ hệ vì vậy dịng họ Mường tức là tính về phía người cha).
Xã hội người Mường được phân chia một cách rất rõ ràng. Tầng lớp thống trị hay quý tộc Mường được gọi là Nhà Lang, tầng lớp bị trị gọi là Mọl (Dân). Mỗi con người được chính danh định phận một cách chặt chẽ.
- Tầng lớp thống trị - Nhà Lang. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử con
người cũng như sự phát triển của xã hội thì đến thế kỉ X - XI, có sự phân chia Việt - Mường. Và kể từ đây, thì chế độ nhà Lang ở người Mường cũng xuất hiện. Trong kho
tàng truyện cổ của người Mường, ở Hịa Bình có chuyện: Chim thần đẻ trăm trứng ở hàng Hào (Lạc Thủy - Hịa Bình ngày nay). Trứng chim nở ra loài người. Lang nở ra từ những quả trứng to, dân nở ra từ trong những quả trứng nhỏ. Như vậy là tư khi loài người sinh ta, đã có dịng lang và dịng lang được quyền cai trị dân.
Dân có lang, làng có đạo
Hay Thượng ngọn cây, hạ ngọn cỏ đều là của lang
Bé là con bố, con máng, lớn lên là con cun, con lang.
Đây là những câu thành ngữ cửa miệng của người Mường dưới chế độ cũ. Những câu thành ngữ trên mặc nhiên thừa nhận đất có lang là tất yếu, như là chuyện trời sinh ra thế.
Trong phạm vi một mường, tức là một vùng đất gồm một số làng hay nhiều làng được thành lập trên bờ cao bao quanh một thung lũng chân núi hay một số thung lũng nối liền nhau, Nhà lang nắm quyền ở đấy chỉ gồm những thành viên trong dịng họ thơi, một số dòng họ Lang ở Hịa Bình như: Đinh, Qch, Bạch, Hồng. Theo tập quán Mường “đẳng cấp” thống trị cha truyền con nối làm lang. Ở Lạc Sơn có hai Mường: Mường Bi và Mường Vang, cũng chính là hai mường lớn nhất trong bốn mường lớn ở Hịa Bình “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Cai quản hai mường này là dòng họ Đinh ở Mường Bi và họ Quách ở Mường Vang. Dòng họ Mường là dịng họ phụ hệ, về mặt nào đó cũng mang ít nhiều chất “phụ quyền”. Một trong những biểu hiện “phụ quyền” rõ nhất là đặc quyền của con trai cả: được hưởng phần lớn những tài sản do cha để lại. Bộ máy chế độ nhà lang cũng thích ứng với khn khổ của dịng họ Mường. Chế độ nhà Lang được phân chia thành 3 bộ phận:
Lang cun: Con trai trưởng của tông tộc trong chi nhánh trưởng của tông tộc nhà
lang trên danh nghĩa được quản toàn mường, gọi là lang cun. Dù vậy trên thực tế, lang cun chỉ quản một số làng ở trung tâm mường mà người ta gọi là chiềng - có thể tạm xem đấy chính là “thủ phủ” hay trung tâm xã hội - chính trị của tồn Mường. Vì trong xã hội của người Mường theo chế độ phụ hệ nên điều này áp dụng đối với cả nhà lang. Lang cun sau khi lên thay cha mình nắm quyền quản tồn mường thì họ được hưởng (được ăn) mọi thửa ruộng ở chiềng mà mình cai quản (ruộng lang) mà lang cun cha để lại. Lang cun có tồn quyền sở hữu, sử dụng và phân chia ruộng đất trong mường. Hầu như các em trai của ơng hồn tồn khơng được ăn thửa nào trong phần đất mà lang cun cha đã để lại vì vậy cho dù đã có gia đình riêng, thì họ vẫn phải sống bám vào anh cả. Điều này cũng có nghĩa là lang cun phải có trách nhiệm cho các em của mình là lang đạo và cả lang thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Lang đạo là các con trưởng của các chi nhánh thứ thì quản từng làng hay một cụm
làng ở ngồi chiềng gọi là lang đạo (lang tạo). Lang đạo phụ thuộc vào lang cun rất
nhiều, ví dụ: lang đạo cũng phải góp cho lang cun khi lang cun có cơng việc lớn như cưới xin, lễ tết hay ma chay, hay khi lang đạo có cơng việc gì lớn cũng phải xin phép lang cun. Lang đạo cũng theo tục cha truyền con nối.
Lang thường là anh em họ hàng nhà lang, là con cháu các ngành thứ, họ khơng
đảm nhận chức vị gì trong bộ máy thống trị ở mường và ở làng mà thường sống nhờ vào lang cun và lang đạo. Vì mang tước hiệu lang nên họ khơng phải đi phu phen, tạp dịch, không phải đi làm ruộng xâu, nõ. Nhưng họ phải đóng góp khi lang cun, lang đạo khi có cơng có việc. Đối với việc kết hơn con trai nhà lang thì có thể kết hơn với con gái của nhà dân. Còn đối với nàng (con gái nhà lang) thường phải kết hôn với người nhà lang khác họ. Một khi nàng khơng lấy được chồng lang thì thường ở vậy đến già, còn nếu nàng lấy chồng dân thì nàng sẽ bị khai trừ - đuổi khỏi dịng họ lang của mình.
Nhà lang bóc lột dân trong mường của mình bằng thức thức “xâu”, “nõ” đối với “nhà nóc”. Hai hình thức này có đơi chút khác biệt. Người Mường có thành ngữ: “Cày nõ, hái xâu” hay “lang xâu, đạo nõ”. Đây là hình thức lao dịch khơng cơng chủ yếu trên ruộng nhà lang cun, lang đạo của người dân từ lúc làm đất cho đến cấy, gặt và thu hoạch đưa về xang, đụn của nhà lang. Công việc này dưới sự tổ chức, đôn đốc trực tiếp của ậu cả (ậu cả hay ậu anh là người đứng đầu toàn bộ hệ thống ậu chiềng. Được nhà lang tin tưởng giao cho trông nom nghĩa vụ làm xâu, nõ của dân và một số cơng việc khác trong nhà lang. Vì vậy, ậu cả được hưởng khẩu phần ruộng dân (na jân) thuộc loại tốt nhất).
Làm “xâu” là hình thức bóc lột của lang cun, cho nên người Mường thường có câu: “cun xâu, đạo nõ”. Đặc biệt hình thức làm xâu là tất cả những người có nghĩa vụ đi làm xâu cho lang cun được các ậu phân cơng thì đều làm cùng nhau. Ậu cả phụ trách việc phân cơng từng nhà nóc làm những cơng việc gì ở những đâu và giám sát trong suốt q trình khi cơng việc đang được tiến hành. Làm nõ là hình thức bóc lột chủ yếu của lang đạo. Tuy nhiên, lang cun thì vừa có thể bóc lột bằng cả hai hình thức “xâu” và “nõ”, nhưng lang đạo thì khơng có hình bóc lột là làm xâu (vì lang đạo khơng có ruộng xâu). Làm nõ thì ậu chỉ có mặt vào đầu vụ, khi phân các mảnh ruộng cho những hộ phải lao dịch theo hình thức ấy và vào cuối vụ, khi người lao dịch gánh lúa đến nộp cho lang chủ quản. Nhìn bề ngồi thì những người làm nõ cũng khơng khác gì người cày bừa trên ruộng mình được ăn. Nét chung của xâu và nõ là toàn bộ sản phẩm lao động về tay lang chủ quản, là đặc quyền của từng lang chủ quản. Là hình thức lao dịch khơng cơng của các hộ nhà nóc của từng chiềng hay từng làng. Cơng cụ lao động và
súc vật cung cấp sức kéo như trâu, bò đều do từng lao động tham gia làm xâu và nõ bỏ ra, nhưng thóc giống thì do lang chủ quản cung cấp. Hình thức này làm việc tập thể có người tham gia. Xong cơng việc thì về nhà. Trong những ngày lao dịch trên ruộng lang (ruộng lang là những mảnh ruộng tốt nhất, có năng suất cao nhất ở mường), nhà lang thường cho người đi làm ăn vào các buổi bừa vạt (bừa sau cùng để cấy), bữa cấy và bữa thu hoạch gọi là “ăn cơm vía”. “Ở mường Vang, bình qn người dân đi lao dịch cho nhà lang 100 ngày một năm” [16, tr. 121].
Trong mường, bất kể một “nhà nóc” có cơng việc gì đều phải thơng qua nhà lang (cun): đám cưới, làm nhà mới, đi săn được thú lớn phải biếu lang... Khi nhà lang có cơng có việc như làm nhà, cưới xin thì người nhà dân phải đến phục vụ lang. Bản chúc thư của quan lang Quách Phú Lương mường Khụ (Lạc Sơn - Hịa Bình) ngồi việc phân chia ruộng đất cho con trai, thì chúc thư có đề cập đến những lệ tục, luật tục mà các đạo làng, lang làng cũng như dân trong mường phải nộp, phải đóng cho lang cun mỗi khi gia đình mình và nhà cun có việc hiếu hỉ [16, tr. 86].
Lang cun không chỉ là ông chúa địa phương, thủ lĩnh tinh thần của mường, chỗ dựa của các triều đại quân chủ ở nước ta, là thủ lĩnh quân sự, các cun lang còn được thực hiện quyền “tư pháp”, vỗ về, khuyên can, hòa giải và xử phạt đối với người dân và người nhà lang phạm tội, vi phạm luật tục. Trong tờ trình tấu số 481 ngày 20 tháng 01 năm 1904 của Cơ mật Viện có đoạn: “Triều đình chưa ban bố một luật lệ nào làm ảnh hưởng quyền hành chính hay tư pháp của các quan lang”… “Những vấn đề này, nhà vua vẫn để cho các quan lang dựa vào lệ cổ của dân tộc ít người đó” [16, tr. 78]. Điều này cho thấy rằng xưa nay các triều đại khơng có bàn gì về quyền hành và quyền lợi của các lang đạo, nhưng khi đụng đến thì coi như để nguyên theo “lệ cổ” như lâu nay chế độ lang đạo đã thực hiện ở vùng Mường đó. Và vì vậy nhà lang có quyền hành chính và tư pháp ở mường mình cai trị. Ví như: “Nhà dân ở Hịa Bình khơng được làm nhà quá ba gian hai chái. Thang lên gác không được cao quá 6 bậc, phần lớn là 5 bậc, nhà nghèo thì 3 bậc. Con gái nhà lang, các mái nàng diện ngất trời trong váy vn áo khóm mớ ba mớ năm, chân đi guốc, dép giày. Con gái nhà dân dù có khá cũng khơng được mặc váy có đầu hoa văn con rồng, không được mặc váy lĩnh, chỉ được mặc váy vải nhuộm nâu nhuộn qua bùn đen như con gái người Kinh vùng Phú Thọ nhuộm lá sòi và láng qua bùn ao, thành một thứ váy thâm. Hoặc cũng có mường váy con gái được nhuộm màu chàm một cách qua loa” [16, tr. 94, 95].
Về tính chất và hình thức thì chế độ nhà Lang trong xã hội cổ truyền của người Mường khá giống với chế độ Quằng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Lang hay Quằng đều được coi là chúa đất. Lang cun có tồn quyền sở hữu và sử dụng mảnh đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn mường đang cai quản. Trong mường toàn bộ đất đai, núi rừng, sông nước, muông thú, mọi sản vật trên mảnh đất mường thuộc quyền cai quản của nhà lang. Lang cũng theo chế độ cha truyền con nối, họ cũng làm mọi cách để địa vị thống trị của mình khơng rơi vào tay người thuộc dòng họ khác bằng nhiều tục lệ khắt khe, như: con trai nhà lang có thể lấy năm thê bảy thiếp con gái nhà dân, nhưng con gái nhà lang không được lấy con trai nhà dân, nếu không họ sẽ bị đuổi ra khỏi dòng họ lang.
Lang cun khơng chỉ có quyền hành, họ cũng phải có nghĩa vụ đối với dân. Qua các câu dân ca tục ngữ ở các bản tình ca Nàng Nga - Đạo Hai Mối, Nàng Út Lót - Đạo Hồi Liêu thì các lang đều muốn: “Yên đất yên mường; yên dân ấm chúa”, tức là muốn có cảnh người dân có cuộc sống no đủ, đất mường giàu có, cuộc sống n bình, chan hịa. Nhà lang đều có nghĩa vụ bảo vệ đất mường, bảo vệ dân, tạo điều kiện cho dân yên ổn sinh sống làm ăn. Đây cũng là nghĩa vụ đầu tiên và cũng hết sức lớn của lang đạo. Nghĩa vụ này trong suốt lịch sử chế độ lang đạo phải thực hiện, phải đến khoảng những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, việc này mới được giao cho các lý trưởng, trương tuần. Nhưng phần lớn các lý trưởng, các xã chòm cũng là người dịng họ lang đạo. Ngồi ra lang cũng có nghĩa vụ hỗ trợ dân khi gặp khó khăn, đói kém…
Cịn một bộ phận nữa trong chế độ nhà lang đó là bộ phận lang thường, đây là lực lượng đông đảo trong “đẳng cấp” thống trị, họ là con thứ thuộc các chi nhánh khác nhau. Bộ phận này thường rất ít lao động, họ sống phụ thuộc vào lang cun và lang đạo. Về sau, do những biến động của xã hội, do mưu sinh, họ cũng phải lao động như những mọl trong các mường.
Giúp việc cho nhà lang là bộ máy chức dịch gọi là “Ậu” xuất thân từ họ dân. Tuy nhiên hệ thống này khơng theo hình thức cha truyền con nối, đơi khi họ cũng lợi dụng vào chức quyền mà bóc lột dân.
Tầng lớp bị trị - Mọl (dân) là những người thuộc nhiều dòng họ, kể cả khi họ
chung sống với nhau chỉ trong một làng. Nhưng tất cả mọi thành viên của từng dòng họ dân lại cư trú ở nhiều làng, thậm chí nhiều mường. Đối với nhà lang họ tự phân biệt với nhau bằng một tộc danh riêng (Đinh, Qch, Bạch, Hồng…), thì các dịng họ dân khác nhau lại mang một tộc danh chung: Bùi. “Nhãn hiệu” ấy vì trùm lên quá nhiều dịng họ, khơng cịn là tộc danh nữa, mà đã trở thành từ chỉ định một “đẳng cấp”, một lớp người cố định trong xã hội [75, tr. 9].
Tầng cao nhất được dành cho các ậu. Đây là những thành viên của “đẳng cấp” bình dân (dân). Ậu được các lang cun, lang đạo cho lên vị trị này hoặc vị trí kia trong bộ máy phụ việc cho cun hoặc đạo. Số Ậu nhiều hay ít cịn tùy thuộc vào thế lực của
lang. Vị trí ậu cao nhất gọi là ậu eng (ậu anh) và được hưởng mỗi người một khẩu phần ruộng công hoặc ruộng dân thuộc loại tốt nhất. Những ậu ở vị trí thấp hơn gọi là ậu ún (ậu em) có mặt trong bộ máy để lang cun, lang đạo và các ậu anh sai phái, phần ruộng công mà các ậu em được hưởng cũng giống như phần ruộng của những hộ dân ở mường. Theo lệ Mường ở Hịa Bình cũng như ở Thanh Hóa, Phú Thọ, chức ậu khơng được cha truyền con nối. Việc cất nhắc hay truất quyền của ậu là hoàn toàn tùy thuộc vào lang chủ của mường. Lang không cần bàn bạc với bất cứ một ai, cũng không cần báo trước. Trong trường hợp ậu vi phạm luật lệ mường, làm hại quyền lợi của lang thì lang cun, lang đạo có quyền cắt chức ậu, thay thế người khác. Khi bị truất, ậu phải trả lại ruộng được hưởng cho người khác mới lên thay. Khi một người nhà nóc được cất nhắc làm ậu thì phải có cỗ khao cả mường. Tùy theo chức ậu mình được cất nhắc đó to hay nhỏ mà cỗ khao cũng to nhỏ khác nhau. Cũng có những trường hợp là ậu cha sau khi mất thì con tiếp tục làm ậu nếu như lang cun và lang đạo tiếp tục tin tưởng. Điều đó có nghĩa là ruộng ậu được hưởng cũng truyền lại cho con. Thực chất, ậu là những chức việc, giúp việc đắc lực nhất của bộ máy nhà lang Mường. Ngoài những quyền lợi mà ậu được hưởng nêu trên, chức năng và nhiệm vụ của ậu thể hiện tương đối điển