Khai thác lâm,thổ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện lạc sơn tỉnh hòa bình nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 77 - 78)

Chương 2 KINH TẾ CỦA HUYỆN LẠC SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

2.3. Tình hình kinh tế

2.3.3. Khai thác lâm,thổ sản

Lâm thổ sản là một trong những nguồn lợi quan trọng và có giá trị kinh tế ở địa phương. Ở Lạc Sơn sẵn có nhiều nguồn lợi lâm,thổ sản như gỗ, đinh, lim, mây, tre, nứa,… Ngồi ra cịn có nhiều dược liệu phong phú như sa nhân, hà thủ ô, quế, màn tang,

mật ong, dổi… Việc thu nhặt lâm thổ sản vừa để cung cấp thêm thức ăn cho gia đình như măng, nấm, rau, hoa quả… Nhưng quan trọng hơn là việc khai thác gỗ và lâm thổ sản khác để bán cho Nhà nước. Hiện nay có một số cây trồng được chính quyền khuyến khích trồng để thu hoạch bán ra thị trường nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân như cây dổi. Một loại cây thu hoạch hạt rất có giá trị kinh tế ở huyện.

Săn bắn là một trong những hoạt động cũng xuất hiện trong đời sống kinh tế của người Mường ở Lạc Sơn. Mặc dù, con thú săn là món ăn khơng đều đặn trong các loại thực phẩm của họ. Thường thì việc săn bắn của người Mường chủ yếu vì lịng ham thích,và ở những làng mà thổ lang thích săn bắn, họ cũng ít đi một mình mà săn bắn phần nhiều chỉ diễn ra trong những dịp thuận lợi tụ họp nhau lại, cùng nhau săn bắn và khi về thường cùng nhau ăn uống. Một vài buổi lễ cúng cần thiết phải có một miếng thịt dã thú săn được, đặt bên cạnh những đồ cúng khác, do đó trước buổi lễ phải có một buổi đi săn, như ở Mường Bi, trong những buổi lễ cúng đầu năm mới, còn ở Mường Vang săn bắn diễn ra ở những buổi đi lễ theo công việc cày bừa ruộng đất. Trong tập tục của người Mường hầu hết các nơi khi nói về đồ cúng cần thiết cho các buổi lễ lớn trong làng đều có kèm theo một miếng thịt dã thú, tuy nhiên nếu khơng có thì có thể thay thế bằng một con lợn nhà để cúng tế thần linh. Vậy nên, săn bắn là một hoạt động có trong đời sống kinh tế của người Mường nhưng không diễn ra thường xuyên của cư dân Lạc Sơn.

Tiểu kết: Là một huyện miền núi vùng phía Bắc tình hình ruộng đất ở huyện

Lạc Sơn trước thế kỷ XIX chịu sự chi phối rất lớn của các thổ tù địa phương - chế độ Lang đạo. Họ là tầng lớp nắm quyền thống trị về chính trị - xã hội và chi phối đời sống kinh tế vì vậy họ chiếm số lượng lớn ruộng đất, họ có quyền chia ruộng đất cho dân, bắt dân thực hiện một số nghĩa vụ đối với họ như nghĩa vụ làm “xâu”. “nõ”, đi phiên…. Qua việc nghiên cứu về địa bạ huyện Lạc Sơn năm Minh Mệnh 18 (1837, cho thấy, ruộng đất ở huyện Lạc Sơn đến nửa đầu thế kỷ XIX 100% là đất thực trưng, khơng có đất lưu hoang; Có loại đất điền và thổ. Đất điền được phân chia thành ba loại, chủ yếu là đất loại 2 và loại 3. Quy mô sở hữu rất thấp, phần lớn các xã có quy mơ sở hữu ở quy mơ từ 50 - 100 mẫu. Ruộng đất chủ yếu ruộng đất tư (chiếm 86,9%) nhưng thuộc sở hữu của xã. Khơng có sở hữu ruộng đất của các dịng họ, càng khơng có sở hữu của chủ nữ. Kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp trồng trọt (lúc nước) nhưng vẫn cịn lạc hậu, kỹ thuật canh tác thô sơ, năng suất thấp. Thủ công nghiệp và thương nghiệp kém phát triển, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tự cung tự cấp, chỉ là nghề phụ, bổ trợ cho sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện lạc sơn tỉnh hòa bình nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)