Thủ công nghiệp, thương nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện lạc sơn tỉnh hòa bình nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 72 - 77)

Chương 2 KINH TẾ CỦA HUYỆN LẠC SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

2.3. Tình hình kinh tế

2.3.2. Thủ công nghiệp, thương nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Thủ công nghiệp: Cũng như nhiều vùng miền khác trên cả nước, đồng bào các

dân tộc sinh sống ở Lạc Sơn bên cạnh nông nghiệp cư dân ở đây cũng làm một số nghề thủ công. Các sản phẩm từ thủ công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp mà họ cịn đem những sản phẩm thủ cơng nghiệp ra trao đổi bn bán bên ngồi. Đồng bào các dân tộc ở Lạc Sơn, hầu hết các gia đình đều tự túc được các đồ đan thông thường như giần, sàng, tấm phên, sọt, rổ… Một số gia đình cịn đan được những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao như: giỏ, nia… Các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, đan lát, làm mộc… tương đối phát triển. Trong các nghề thủ công nổi bật nhất là nghề ươm tơ, dệt vải. Trước đây, trong mỗi gia đình người Mường đều có khung cửi, họ tự trồng bông, nuôi tằm, dệt vải.

Ươm tơ, dệt vải, nhuộm vải: Là nghề thủ công truyền thống phổ biến nhất ở Lạc

Sơn. Đây cũng là nghề đã hình thành từ lâu đời trên mảnh đất này, tại Hang Trại (di chỉ khảo cổ học xã Tân Lập) các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những quả dọi, những bình gốm vỏ dập vải thơ. Trong sử thi Đẻ Đất, Đẻ Nước nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải đã dược nói đến nhiều:

“… Sai con trai, con gái Bắt lấy đực trâu đen, bò loang Ra cày đất trồng ngô ở bờ bãi

Cày đất trồng vải (cây bông vải) ở bờ sông Cây bông bằng cột cái

Trái bông bằng vại nước…” [80, tr. 13]

Dâu, bông được trồng khá nhiều ở các làng xóm của người Mường. Người Mường trước đây đều dành ra một số diện tích đất nhất định để trồng cây bơng, cây dâu. Nếu khơng có, họ thường phát nương để trồng bơng. Đất trồng bông thường là nơi đất tốt, không ứ đọng nước. Cây dâu là giống cây thân mọc, thân vươn cao, tán lá sum xuê, chỉ cần trồng 1 lần có thể thu hoạch lá nhiều năm sau đó. Trồng dâu cũng khơng tốn nhiều đất như trồng bơng, nó cũng khơng kén chọn đất, khơng cần phải địa hình bằng phẳng. Đồng bào Mường thường trồng dâu trong vườn nhà, quanh bờ dậu, đặc biệt trồng nhiều trên các triền bãi thoải các bờ sông, suối, ven chân đồi, núi.

Cùng với việc việc trồng dâu chuẩn bị thức ăn cho tằm là việc lấy giống tằm. Việc chăm tằm cũng rất công phu, phải luôn trông coi từng bữa ăn, giấc ngủ của nó. Tằm thường được ni ở nơi thoáng mát, rộng rãi, tránh ruồi, muỗi, kiến. Tằm thường đặt trong những cái nong cái mẹt khá lớn, sau đó được treo lên, hoặc làm những cái giá để đặt những cái nong đó lên. Những nơi để nong nuôi tằm phải đảm bảo sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để tằm phát triển một cách tốt nhất. Việc lấy lá dâu cho tằm ăn

cũng phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và không được héo. Khâu vệ sinh cho tằm phải đặc biệt chú trọng vì nó sẽ quyết định đến chất lượng của kén.

Theo kinh nghiệm dân gian, tằm làm kén được 2 - 3 ngày là thời điểm tốt nhất để kéo tơ. Người ta buộc dựng đứng vào canh quai nồi nước sôi thả kén vào một cột tre nhỏ, buộc vào cột tre đó một thanh trẻ nhỏ chừng bằng cái đũa làm trục nằm ngang miệng nồi mỗi lần 15 - 20 cái kén, tay phải dùng đũa khuấy đều, tay trái kéo ra từng sợi tơ quấn qua ống tre và kéo dài tơ ra đựng vào nong, chậu đặt bên cạnh. Nước luộc kén phải ln sơi thì sợi tơ mới có màu vàng ươm. Cứ kéo được chừng một nén tơ tương đương trọng lượng khoảng 1 gram thì gói riêng vào lá chuối, dùng cối đá nén cho hết nước rồi đem phơi những chỗ râm mát để giữ màu của tơ. Từ những nén tơ đó được quấn quanh con sợi và từ đó dệt thành vải. theo kinh nghiệm của người Mường cứ khoảng 10 con sợi (1 kg tơ) dệt được khoảng 180 vuông lụa. Vải tơ tằm rất mềm và bền được nhiều người ưu dùng. Để có sản phẩm đẹp, nhất là loại vải thổ cẩm, đồng bào Mường rất coi trọng khâu chế biến sợi. Muốn cho sợi mịn và bền người ta phải hồ sợi. Cách hồ sợi truyền thống của người Mường là nấu cháo đặc bằng gạo tẻ rồi đổ ra nong, cho con sợi vào ngâm và dùng chân chà xát thật kỹ, thậm chí người ta cho sợi vào nồi hồ luộc ba đến bốn giờ. Sau đó mang sợi ra suối giũ sạch, phơi khơ, lúc đó sợi trở nên chắc và bóng. Tất cả các cơng đoạn từ việc lấy tơ từ kén của tằm, đến việc phơi tơ, dệt vải mộc, lụa tơ tằm hoàn toàn do người phụ nữ làm, thường được làm tranh thủ trong lúc nơng nhàn, rất ít người thợ làm chun nghiệp. Cơng việc này cũng đánh giá một phần sự khéo léo, đảm đang của phụ nữ Mường.

Đối với phụ nữ Mường thời xưa hầu như tất cả đều biết ươm tơ, dệt lụa. Công việc này khơng chỉ là những người phụ nữ có gia đình mới làm, mà các thiếu nữ Mường từ sớm đã được mẹ dạy làm nghề ươm tơ dệt lụa. Thậm chí, đây cịn trở thành một trong những tiêu chí để thanh niên trong mường đánh giá xem người thiếu nữ Mường có đảm đang hay khơng. Thanh niên Mường thường để ý đến những thiếu nữ ươm tơ, dệt lụa giỏi. Trong nhà nếu càng có nhiều sản phẩm làm từ tơ lụa điều đó càng chứng minh người phụ nữ của gia đình đó càng chăm chỉ và khéo léo. Ở mỗi gia đình người Mường hầu như đều có khung cửi để dệt vải. Những chiếc khung cửi cũng có hình dáng, kích thước khơng giống nhau. Khung cửi thường được đặt ở dưới gầm sàn nhà hoặc là ở trong buồng (là một gian nhà được ngăn cách bởi một vật dụng nào đó đối với các gian khác).

Người phụ nữ Mường làm ra những vuông vải cho bản thân, cho những người thân trong gia đình và làm của hồi mơn khi đến nhà chồng. Những tấm chăn, mảnh vải, vỏ gối, quần áo, đặc biệt là cạp váy của phụ nữ với những hoa văn đặc sắc là dấu ấn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sự sáng tạo công sức lao động miệt mài bên khung cửi của người phụ nữ Mường. Sự khéo léo, chăm chỉ, sự sáng tạo trong những vuông vải trở thành một trong những tiêu chuẩn của người phụ nữ Mường. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về những nét hoa văn và giá trị của cặp váy Mường, một trong những sản phẩm được làm ra từ nghề ươm tơ, dệt lụa. Thậm chí, sản phẩm này là một trong những nét đặc sắc của văn hóa Mường.

Nghề mộc: Người Mường rất khéo léo, nhưng nghề mộc ở người Mường lại

không phát triển thành một nghề chuyên nghiệp mà chỉ dừng lại ở nghề phụ. Nghề mộc thường diễn ra trong phạm vi tương trợ, giúp nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm đuống, cối giã gạo, làm quan tài…, phục vụ cho sản xuất, vui chơi chứ không chuyên sản xuất đồ gỗ. Thường thì trong làng có một vài người rất khéo tay và hay làm các sản phẩm từ nghề mộc. Tuy nhiên họ khơng làm ra các sản phẩm này với mục đích bn bán mà thường dùng để trao đổi với những gia đình nào đó trong làng nếu gia đình có nhu cầu, hoặc họ được gia đình đó nhờ làm. Ví dụ như đục, đẽo các bộ phận để làm nhà, hay làm quan tài… sau đó họ gia đình đó mời cơm, uống rượu, cũng rất hiếm khi lấy tiền công.

Nghề đan lát: Các gia đình người Mường hầu hết đều tự đan các đồ thông thường

như: giần, sàng, tấm phên, sọt, bung, trò ổ, trò ổ (là loại đồ dùng rất phổ biến của người Mường dùng để đựng chăn màn, quần áo, vải,…), đồ đánh bắt cá… Công việc đan lát diễn ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào những ngày nông nhàn. Nguyên liệu đan lát chủ yếu là cây tre, nứa, mây. Tre nứa thường có sẵn trong vườn hoặc trên rừng được chặt về gác lên rãnh bếp chờ khi nào rảnh việc thì được lấy xuống đan, những cây tre, nứa để ở gác bếp một thời gian sau đó mới được đem ra đan lát thường rất bền, không bị mọt. Một nguyên liệu cũng khá phổ biến nữa trong nghề đan lát của người Mường đó là mây. Mây là một loại cây thân dây, chủ yếu có sẵn từ trong tự nhiên chứ không được trồng. Mây cũng giống như tre được dùng để đan nhiều vật dụng hàng ngày. So với tre, nứa thì những đồ dùng được đan từ mây đẹp và bền hơn rất nhiều. Để lấy được những thân dây mây về đan lát không phải là dễ, vì vậy những đồ dùng được đan bằng mây rất quý đối với người Mường. Công việc đan lát cả đàn ông và phụ nữ đều làm, tuy nhiên phần lớn là người đàn ơng làm, người Mường Bi có câu: “Đàn bà

không biết dệt vải, đàn nhà nhác. Đàn ông không biết buộc lạt, đàn ông hư”. [39, tr.

81]Trong các cơng đoạn của nghề đan lát có một khâu đó là khâu cạp vành các đồ dùng như giần, sàng, sọt, rổ, đồ đựng quần áo thì thường nam giới sẽ làm, vì cơng đoạn này u cầu phải có sức khỏe tốt thì những đồ dùng này mới có hình dáng như mong muốn

của người đan lát. Việc đan lát cũng là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người đàn ơng Mường, vì cơng việc này đòi hỏi bản tay khỏe mạnh và khéo léo của người đàn ơng.

Có một vài sản phẩm đan lát của người Mường có tính thẩm mỹ và u cầu kỹ thuật rất cao, thể hiện sự khéo léo của người Mường như: Trị ổ. Như đã nói ở trên, đây là một vật dụng trong đồ dùng gia đình người Mường mà hầu như nhà nào cũng có. Về hình dáng và kích thước nó giống với cái bồ của người Kinh. Trị ổ có nắp đậy, bên ngoài được bảo vệ bằng một lớp nan mắt cáo, giữa hai lớp nan được lót bằng mo bương, dưới đáy có hai thanh gỗ xếp chéo thành hình chữ thập thay chân trị ổ. Một chiếc trồ ổ phải đan hàng tuần mới xong, địi hỏi kỹ thuật đan tỉ mỉ, cơng phu. Trước đây, người Mường có tục rất đẹp, đó là người cha hoặc người anh cả khéo tay sẽ đan nhiều chiếc trò ổ xinh xắn để tặng con gái hoặc em gái ngày cô gái đi lấy chồng. Theo quan niệm trước đây,nhà giàu là nhà khơng chỉ có nhiều chăn, phà đẹp mà cịn có nhiều trị ổ bày dọc sàn nhà. Một sản phẩm nữa cũng rất đặc trưng của nghề đan lát người Mường đó là mâm mây (bàn hè). Là sản phẩm đan độc đáo với kỹ thuật đan phức tạp nhất. Mâm này thường do đàn ông đứng tuổi đan. Chất liệu dùng để đan là tre và mây. Có hai loại chính là loại một tầng và loại hai tầng. Phần đan phức tạp nhất là mặt mâm, nó là hình trịn đồng tâm, hình trịn lớn có đường kính 50 - 60cm, ở chính giữa là phần đan những cánh hoa vòng tròn tỏa ra những hoa văn hình lục giác đều. Phần đế của mâm thường là hình trụ, cao khoảng 15cm, tiết diện đáy là 45cm. Chân mâm đan bằng nan tre chẻ nhỏ và đan theo hình mắt cá. Mâm mây là đồ dùng quý trong gia đình người Mường, sử dụng trong những dịp bày cơm cúng, lễ, tết hoặc khi khách quý tới ăn cơm. [39, tr. 82]

Người Mường đan lát giỏi và sử dụng đồ đan lát nhiều chỉ sau người Khơmú ở Sơn La, Lai Châu. Nếu so với người Thái - một tộc người sống kề cận người Mường thì nghề đan lát của người Mường phát triển và phổ biến hơn rất nhiều, bởi vì người Thái thường mua sản phẩm đan lát của người Mường hoặc người Khơmú về dùng chứ ít đan lát nhiều như người Mường. Các sản phẩm đan lát của người Mường đã góp phần mối giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em trong khu vực Hịa Bình.

Nghề làm trang sức: nghề này cũng khá phổ biến ở người Mường. Nguyên liệu

chủ yếu là bạc. Có nhiều sản phẩm như vịng cổ, vịng chân, vịng tay, nhẫn, xà tích… Người phụ nữ Mường cũng rất ưa dùng các loại đồ trang sức, đặc biệt vào những ngày hỷ, lễ tết… những dịp vui trong gia đình, làng xóm. Họ thường dùng các cơng cụ bằng đá để cưa, khoan, tiện mài và đánh bóng. Hiện này trong các làng bản của người Mường cịn rất nhiều gia đình vẫn giữ được những đồ trang sức và sử dụng nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhìn chung, thủ cơng nghiệp ở đây cũng giống như các vùng người Kinh ở đồng bằng vào thời kỳ này, nó chưa được tách khỏi nơng nghiệp, vẫn là nghề phụ trong gia đình, được làm lúc nơng nhàn. Là ngành kinh tế phụ trợ cho nông nghiệp.

- Thương nghiệp: Với đặc điểm vị trí địa lý và địa hình của huyện Lạc Sơn thì

việc giao lưu buôn bán của huyện không mấy phát triển. Cho đến giữa thế kỷ XIX, giao thông của huyện chủ yếu bằng đường bộ và đường sơng, chính vì vậy mà việc giao lưu buôn bán trong huyện cũng như với các huyện khác cũng bằng hai hình thức giao thơng này. Về giao thông đường bộ, sách Đồng Khánh địa dư chí chép: “Một đường nhỏ đi

về phía tây bắc, qua hai tổng Lãnh Phong, Yên Lạc đến xã Phong Phú huyện Lạc Yên, quanh co dài 21.592 trượng. Một đường nhỏ từ phủ lỵ đi về phía đơng bắc đến ấp n Lương quanh co dài 6.795 trượng 6 thước” [71, tr. 1040]. Về giao thông đường thủy

thì chủ yếu từ phía Bắc của huyện qua sơng Bưởi, cịn từ phía Nam là sơng Mã. Những người buôn bán ở các vùng khác đến đây giao lưu buôn bán qua hai hệ thống giao thông bộ và thủy này. Ở huyện Lạc Sơn chủ yếu là người Mường sinh sống và họ có tập quán tự cung tự cấp là chủ yếu, việc trồng trọt, chăn nuôi và làm một số nghề thủ công chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tự túc của gia đình, nên sản phẩm mang đi bán khơng nhiều. Vì vậy mà chợ ở đây cũng rất ít. Trong các tư liệu ghi chép về huyện Lạc Sơn hầu như khơng có đề cập đến hoạt động bn bán hay sự xuất hiện của chợ ở huyện này. Chợ ở Lạc Sơn chủ yếu dọc theo các con sơng trong đó có hai chợ là Bái Zuông (Bái Duông) bên bờ sơng Bưởi (chợ Lâm Hóa, xã Vũ Bình) và chợ Tlàw (chợ Trào) bên bờ sông Bưởi (thị trấn Vụ Bản). Đây là hai chợ buôn bán khá sầm uốt từ trước thế kỷ thức XIX. Ngoài ra mường Bi xưa vùng Ngòi Hoa, Thác Bờ (Tân Lạc ngày nay) cũng có chợ, chợ ở đây sầm uốt hơn chợ Bái Duông và chợ Trào. Chợ ở đây không họp thường xuyên mà họp theo phiên thường là các ngày chẵn theo lịch âm. Các mặt hàng được đem ra trao đổi buôn bán ở chợ chủ yếu là nông sản và một số sản phẩm từ các nghề thủ công như đan lát, dệt, măng tươi, măng khô, mộc nhĩ, mật ong… và mua về những vật dụng cần thiết như mắm, muối, dầu hỏa, vải,… được mang từ miền xuôi lên. [142]

Tuy nhiên, do hạn chế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên mà chợ ở đây không phát triển sầm uốt như các tỉnh miền xuôi hay một số huyện miền núi biên giới phía Bắc. Hoạt động thủ cơng nghiệp và thương nghiệp chỉ mang tính chất nghề phụ. Thủ cơng nghiệp và thương nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế, văn hóa huyện lạc sơn tỉnh hòa bình nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)