XUẤT MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ KHOẢN VAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kỹ thuật định giá khoản vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 65)

3.3.1.Khái quát mô hình định giá khoản vay

Căn cứ trên điều kiện thực tế của ngân hàng, tác giả mạnh dạn đề xuất mô hình định giá khoản vay (cấp độ chi nhánh trực tiếp thực hiện) dựa trên sự kết hợp hai phƣơng pháp RAROC và CPA và trên cơ sở mô hình định giá khoản vay đƣợc phát triển bởi Prof. Morton Glantz DR. Johnathan Mun. Theo mô hình này ngân hàng sẽ đặt ra một ROA mục tiêu của hoạt động cho vay và mức lãi suất cho vay thỏa thuận khách hàng có thể đề xuất trên cơ sở tham khảo thị trƣờng hay mong muốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng sử dụng các thông tin đƣa vào mô hình tính toán và quyết định có đồng ý khách hàng này với lãi suất đề nghị hay phải thỏa thuận với khách hàng một mức lãi suất cao hơn. Mô hình đƣợc mô tả nhƣ sau:

Thông tin đầu vào bao gồm các thông tin cơ bản liên quan đến khách hàng nhƣ: Tên khách hàng, địa chỉ khách hàng, và các thông tin về khoản vay nhƣ: Số tiền vay, số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán trung bình năm, thời hạn vay, mục đích vay, tài sản đảm bảo… cùng với tính toán các chi phí của ngân hàng, CBTD có đƣợc các thông số đầu vào nhƣ sau:

Thông số đầu vào bao gồm:

(a) Số tiền cho vay (hạn mức cấp cho khách hàng) (b) Số dƣ tiền gửi TB năm

(c) Dƣ nợ cho vay trung bình năm (đối với cho vay theo hạn mức) (d) Thời hạn vay

(e) Lãi suất cho vay

(f) Phí cam kết (tính cho phần hạn mức không sử dụng) (g) Phí các dịch vụ kèm theo (nếu có)

(h) Chi phí huy động vốn thực tế

(i) Chi phí dự phòng tổn thất khoản vay (CBTD xác định dựa trên hạng tín dụng và loại TSĐB)

(j) Thuế

(k) ROA mục tiêu đối với hoạt động cho vay

Trên cơ sở các thông số đầu vào CBTD tính toán đƣợc các thông số đầu ra sau:

Các thông số đầu ra bao gồm:

Tổng quỹ cho vay dự tính đối với khách hàng

Lãi thu đƣợc tiền cho vay

Các loại phí thu đƣợc từ khách hàng

Tổng thu từ khách hàng

Chi phí vốn huy động dùng để cho vay Chi phí gắn liền với khoản cho vay Chi phí tổn thất khoản vay

Chi phí hoạt động phân bổ cho khách hàng

Tổng chi phí đối với khách hàng ROA của khoản vay

Sau khi tính toán đƣợc các thông số đầu ra xem xét đối chiếu với mục tiêu lợi nhuận mà ngân hàng đặt ra, CBTD quyết định có chấp nhận cho khách hàng vay với mức lãi suất nhƣ vậy cùng các cam kết hay phải thỏa thuận đƣợc mức lãi suất cao hơn. Tùy thuộc vào chính sách tín dụng của đơn vị mà CBTD có các cách giải quyết khác nhau.

Với mô hình đề xuất, chi nhánh có thể hoàn toàn chủ động trong việc xác định lãi suất cho vay mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào lãi suất TSC thông báo cũng nhƣ linh hoạt trong xác định lãi suất cho vay đối với từng khoản cho vay dựa vào đối tƣợng khách hàng. Do đó chi nhánh sẽ có những chính sách khách hàng kịp thời trong việc thu hút khách hàng tốt, hạng tín dụng cao, mang lại nhiều lợi ích tổng thể cho ngân hàng, đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh trên cơ sở tuân thủ các quy định chung của Agribank. Thêm vào đó, CBTD có thể thực hiện tính toán quyết định lãi suất cho vay cho từng khoản vay, từng đối tƣợng khách hàng mà không phải dựa vào biểu lãi suất do ban lãnh đạo chi nhánh tính toán khi nhận đƣợc thông báo lãi suất TSC.

3.3.2.Các bƣớc thực hiện định giá khoản vay

Bước 1: Đầu tiên CBTD sẽ tính toán các biến số về tổng quỹ cho vay dự tính

Lượng tiền cho vay trung bình:

Dƣ nợ cho vay trung bình dự tính đƣợc tính toán trên cơ sở các số liệu thống kê về tình hình sử dụng vốn của khách hàng qua các năm và dự đoán tình hình sử dụng vốn trong các năm tới. Tuỳ thuộc vào các hình thức cho vay, cách tính toán dƣ nợ cho vay trung bình dự tính sẽ khác nhau.

Chẳng hạn với cho vay theo hạn mức: Tuỳ thuộc vào tình hình sử dụng vốn của khách hàng các năm trƣớc và dự đoán tình hình năm nay, ngân hàng dự tính dƣ nợ trung bình thực tế với khách hàng .

Hay đối với một khoản cho vay trả góp, lƣợng tiền cho vay trung bình trong một năm có thể đƣợc tính bằng công thức:

=

= Trong đó:

ai là dƣ nợ thực tế năm trong i năm và đƣợc xác định bằng tổng lƣợng tiền đã cho vay trừ đi phần nợ gốc khách hàng đã thanh toán.

n là thời hạn của khoản vay

Số dư bù của khách hàng: Số dƣ bù = Số dƣ tiền gửi TB một năm

Dự trữ bắt buộc: DTBB = Tỷ lệ DTBB x Số dƣ bù

= Số dƣ bù + =

Số dƣ bùlà số tiền khách hàng duy trì tại ngân hàng khi khoản vay đƣợc thực hiện, đó có thể là số dƣ tiền gửi trên tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hay là tiền gửi ký quỹ của khách hàng…, ngân hàng thực hiện tính toán tổng quỹ cho vay đối với khoản vay của khách hàng dựa trên giả định khoản vay trƣớc tiên sẽ đƣợc tự tài trợ bằng số dƣ bù của khách hàng sau khi thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc, phần còn lại là phần ngân hàng sẽ tài trợ.

Bước 2: Xác định các biến số về tổng thu dự tính

Lãi thu được từ cho vay

Lãi thu = Lãi suất x Dƣ nợ trung bình

Trong đó, lãi thu đƣợc từ cho vay là một biến số biến thiên theo lãi suất. Lãi suất đề nghị của khách hàng sẽ đƣợc đƣa vào tính toán trƣớc, nếu chƣa đạt đƣợc các

a1 x 1 + a2 x 2 + … + ai x i + … + an x n

1 + 2 + … + i + … + n Lƣợng tiền cho vay

trung bình trong năm

Tổng quỹ cho vay dự tính Dƣ nợ cho vay trung bình Các khoản dự trữ bắt buộc

mục tiêu của ngân hàng đề ra thì các mức lãi suất khác nhau sẽ lần lƣợt đƣợc thay thế, với mỗi mức lãi suất ngân hàng sẽ đƣợc một mức lãi thu tƣơng ứng cho đến khi đạt đƣợc mục tiêu của ngân hàng. Với cách thực hiện nhƣ vậy không những giúp ngân hàng biết đƣợc khách hàng mang lại cho ngân hàng tỷ lệ thu nhập là bao nhiêu nếu lãi suất khách hàng đề nghị đƣợc chấp thuận, mà còn giúp ngân hàng biết đƣợc phải cần một mức lãi suất là bao nhiêu thì khoản vay của khách hàng mới có thể đƣợc chấp thuận qua đó giúp ngân hàng thuận tiện hơn trong việc thỏa thuận một mức lãi suất khác với khách hàng khi lãi suất khách hàng đề nghị chƣa thể chấp nhận cho vay.

Phí cam kết sử dụng vốn

Phí cam kết = Tỷ lệ phí cam kết x Số vốn không sử dụng

Số vốn không sử dụng là phần vốn mà khách hàng cam kết vay nhƣng ngân hàng chƣa giải ngân vì khách hàng chƣa có nhu cầu sử dụng. Đối với phần vốn này ngân hàng phải dự trữ để cho khách hàng này vay và nhƣ vậy không thể cho khách hàng khác vay đối với số vốn này vì vậy khi khách hàng không sử dụng phần vốn này sẽ là một tổn thất thu nhập của ngân hàng, do đó, khách hàng tuy không phải trả lãi cho phần vốn này nhƣng phải trả một khoản phí nhất định về việc cam kết sẽ sử dụng số vốn đó.

Với phần phí cam kết này đầu tiên sẽ giúp cho ngân hàng sẽ giảm bớt phần nào tổn thất thu nhập trên số vốn khách hàng không sử dụng, thứ hai sẽ khuyến khích khách hàng tính toán hạn mức hay số vốn cần vay tƣơng đối chính xác để hạn chế việc phải trả phí cho phần vốn không sử dụng đến. Tỷ lệ phí cam kết là tỷ lệ mà khách hàng phải trả cho ngân hàng trên một đồng vốn không sử dụng trong một thời kì nhất định. Cũng nhƣ dƣ nợ cho vay trung bình dự tính, số vốn không sử dụng đƣợc tính toán tùy thuộc vào cách thức vay vốn:

Chẳng hạn: Nếu là cho vay theo hạn mức:

Nếu cho vay từng lần giải ngân từng đợt:

Số vốn không sử dụng trung bình = Phần vốn chƣa giải ngân

Các khoản phí khác như: phí chuyển tiền, phí quản lí tiền gửi, phí phát hành L/C, phí cho các dịch vụ khác đi kèm…

Tổng thu = Lãi thu + Phí cam kết + Các khoản phí khác

Bước 3: Xác định các biến số liên quan tới tổng chi

Chi phí vốn cho vay

Chi phí vốn cho vay = Chi phí huy động thực tế x Tổng quỹ cho vay dự tính

Trong đó, chi phí huy động vốn thực tế đƣợc xác định là lãi suất hòa vốn bình quân khi điều kiện thị trƣờng ổn định, khi thị trƣờng có những biến động thì chi phí huy động vốn thực tế sẽ đƣợc xác định là tổng của lãi suất hòa vốn bình quân với chi phí vốn tăng thêm do TSC thông báo từng thời kỳ hoặc chi nhánh tự tính toán trên cơ sở nguồn vốn mà chi nhánh huy động đƣợc.

Các loại chi phí gắn liền với khoản vay: chi phí thẩm định, chi phí giao dịch,

chi phí chuyển tiền…

Các loại chi phí hoạt động chung phân bổ cho khách hàng: Chi phí tiền

lƣơng, chi phí khấu hao, điện nƣớc, chi phí ghi chép bảo quản,…

Chi phí tổn thất khoản vay đƣợc xác định dựa vào rủi ro của khoản cho vay

khách hàng trên khung giá trị VaR (Value at Risk). VaR đƣợc đo lƣờng nhƣ tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất (vỡ nợ) trong một khoảng thời gian nhất định với một độ tin cậy cho trƣớc. Theo yêu cầu của Basel II, tổn thất khoản vay bao gồm tổn thất dự tính (EL) và tổn thất không dự tính (UL). Để tính toán đƣợc ta thực hiện các bƣớc:

1. Chấm điểm tín dụng khách hàng đối chiếu với “loan grade” để xác định xác suất vỡ nợ PD của khách hàng (mỗi hạng tín dụng tƣơng ứng với một mức PD đã đƣợc nghiên cứu thống kê trên cơ sở dữ liệu trong quá khứ)

2. Dựa vào loại tài sản đảm bảo của khách hàng và thống kê tỷ lệ đã xác định về Loss Given Default ta xác định đƣợc LGD của khoản vay.

3. Xác định tỷ lệ tổn thất dự tính của khoản vay (EL-Expected Loss) bằng cách lấy tích của PD với LGD

EL = PD X LGD

4. Xác định tỷ lệ tổn thất không dự tính (UL-Unexpected Loss) nhƣ sau: Cơ sở xây dựng nên cách tính UL dựa trên phƣơng pháp của Michael Ong (1999). Sử dụng Probability of Default đã đƣợc xác định dựa trên “Loan grade” để tính toán Probability of Default Variance(PDv) bằng cách lấy tích của PD với (1 PD), ta có: PDv = PD x (1 PD). Tƣơng tự nhƣ vậy đối với Loss Given Default ta tính toán đƣợc Loss Given Default Variance (LGDv), ta có LGDv = LGD x (1 LGD). Với các thông tin đó, ngân hàng có thể tính ra UL của khoản vay nhƣ sau: Đầu tiên lấy LGD bình phƣơng rồi nhân với Probability of Default Variance, tiếp theo lấy tích của PD với Loss Given Default Variance, cộng hai giá trị vừa tính đƣợc rồi lấy căn bậc 2 của chúng. ( ) (Kenneth Daniels, Robert Cowgill, Ira Abdullah, Ahn Tran, Victoria Williamson, 2011)

Chi phí tổn thất khoản cho vay bao gồm tổn thất dự tính và không dự tính:

Chi phí tổn thất khoản vay = (EL + UL) x Dƣ nợ trung bình

Hay cách khác, chi phí tổn thất khoản vay có thể đƣợc tính toán theo VaR tín dụng bằng cách sử dụng mô hình CreditMetrics nhƣ đã giới thiệu trong chƣơng 1 phần phƣơng pháp định giá khoản vay theo phƣơng pháp RAROC. Tuy nhiên để áp dụng đƣợc thì hiện tại ngân hàng vẫn chƣa đủ cơ sở dữ liệu để có thể thiết lập đƣợc ma trận chuyển hạng của các khoản vay cũng nhƣ phần bù rủi ro lãi suất dựa trên hạng tín nhiệm và rủi ro qua các năm cúa các khoản vay. Do đó, bài viết đề xuất sử dụng

phƣơng pháp của Kenneth Daniels, Robert Cowgill, Ira Abdullah, Ahn Tran, Victoria Williamson, 2011 để thực hiện tính chi phí tổn thất khoản vay.

Tổng chi = Chi phí vốn + Chi phí gắn liền khoản vay + Chi phí hoạt động chung phân bổ cho khách hàng + Chi phí tổn thất khoản cho vay

Bước 4: Xác định hệ số ROA đối chiếu với ROA mục tiêu và quyết định cách ứng xử với khách hàng

ROA =

Trong đó:

Thu nhập ròng khoản vay = Thu từ khách hàng – Tổng chi phí ƣớc tính – Chi phí thuế

Hay: TN ròng khoản vay = (Thu từ khách hàng – Tổng chi dự tính) x (1 – Thuế suất)

Sau khi tính toán đƣợc ROA của khoản cho vay, CBTD xem xét nếu ROA của khoản cho vay khách hàng lớn hoặc bằng với ROA mục tiêu hoạt đông cho vay ngân hàng đề ra thì chấp nhận cho vay khách hàng với mức lãi suất đề nghị. Nếu ROA của khoản cho vay khách hàng không đáp ứng đƣợc mục tiêu của ngân hàng thì CBTD có thể cùng khách hàng thỏa thuận một mức lãi suất cao hơn, hoặc sử dụng các biện pháp gia tăng mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng để góp phần gia tăng hệ số nếu sau khi phân tích tín dụng cho thấy khách hàng có chất lƣợng tín dụng đƣợc đánh giá đáng để cho vay.

3.4. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN ĐẢM BẢO CHO VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ KHOẢN VAY HÌNH ĐỊNH GIÁ KHOẢN VAY

Để có thể ứng dụng đƣợc mô hình định giá khoản vay đề xuất ngân hàng cần đáp ứng đƣợc các điều kiện cụ thể nhƣ sau:

Thu nhập ròng từ khách hàng nếu thực hiện khoản cho vay Tổng quỹ cho vay dự tính

Nâng cao nhận thức của cán bộ ngân hàng về tầm quan trọng của phƣơng pháp xác định lãi suất cho vay

Để có đƣợc kết quả mong muốn, ngoài khả năng thực hiện để đi đến kết quả thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó chính là nhận thức của ngƣời thực hiện, điều đó có nghĩa là trƣớc tiên phải có đƣợc nhận thức đúng về vấn đề thực hiện thì mới có thể đƣa ra đƣợc những bƣớc hành động đúng để đạt đƣợc mục tiêu. Chính vì vậy, để có thể sử dụng mô hình định giá khoản vay một cách hiệu quả, Agribank trƣớc hết cần nâng cao nhận thức của cán bộ ngân hàng về tầm quan trọng của mô hình định giá khoản vay. Chỉ khi có đƣợc nhận thức đúng về vấn đề này, việc xây dựng và hoàn thiện mô hình định giá khoản vay mới đƣợc quan tâm đầy đủ và thực hiện tốt.

Bên cạnh, các cấp lãnh đạo ngân hàng cần hiểu rõ tầm quan trọng của mô hình định giá khoản vay, từ đó có sự chỉ đạo, quan tâm và đầu tƣ thỏa đáng vào công tác này. Hơn nữa, sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cũng tạo điều kiện cho mô hình đƣợc áp dụng thống nhất, phát huy đƣợc vai trò đối với việc xác định lãi suất cho vay. Đồng thời, các cán bộ tín dụng cũng cần phải loại bỏ lối suy nghĩ cũ cho rằng việc định lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng và tuân thủ các chính sách của Agribank là của ban lãnh đạo chi nhánh, CBTD chỉ cần dựa trên biểu lãi suất mà ban lãnh đạo chi nhánh tính toán cùng với các đánh giá chủ quan của mình quyết định đƣợc mức lãi suất cho vay. Cán bộ tín dụng cần hiểu rõ mô hình định giá khoản vay và hiểu rằng nó là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tính toán mức lãi suất cho vay hợp lý. Hiểu đƣợc điều đó, cán bộ tín dụng không những áp dụng mô hình một cách hiệu quả mà còn có thể trong quá thực tế áp dụng thấy đƣợc những điểm còn hạn chế của mô hình mà đƣa ra những đề xuất, ý kiến đóng góp mang tính thực tiễn nhằm giúp mô hình ngày càng hoàn thiện.

Xác định chính xác chi phí huy động vốn thực tế

Chi phí huy động vốn thực tế mà ngân hàng sử dụng nhƣ đã đề cập trong phần hạn chế ở chƣơng 2 là chi phí huy động tiết kiệm trả lãi sau có kỳ hạn tƣơng

ứng đối với các khoản cho vay ngắn hạn và lãi suất tiết kiệm trả lãi sau có lãi suất cao nhất đối với khoản cho vay trung, dài hạn nhƣ vậy sẽ phản ánh không chính xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kỹ thuật định giá khoản vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)