Qui mô tín dụng khách hàng cá nhân qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 51 - 56)

Trong những năm vừa qua, thị trường tài chính – ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong địa bàn tỉnh Tiền Giang. Để khẳng định vị thế của mình, VietinBank chi nhánh Tiền Giang luôn nỗ lực hết mình để phục vụ khách hàng. Với mong muốn trở thành “Ngân hàng bán lẻ thân thiện”, nhóm KHCN là nhóm khách hàng mục tiêu mà VietinBank Tiền Giang chú trọng phát triển. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà, hoạt động tín dụng cá nhân

tại VietinBank Tiền Giang thu được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ đóng góp của cho vay cá nhân trong tổng dư nợ được thể hiện:

Bảng 2.7 : Mức tăng trưởng qui mô dư nợ bình quân khách hàng cá nhân

Đơn vị tính Triệu đồng Năm Đối tượng 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 Dư nợ KHCN 1,904,302 2,578,844 3,480,774 Số lượng KHCN 4,007 4,399 4,780 Mức tăng trưởng dư nợ bình quân/ số lượng KHCN 475.24 586.23 728.19 111 (tăng 23.35%) 142 (tăng 24.21%)

Qua số liệu ở bảng 2.7 cho thấy mức tăng trưởng qui mô dư nợ bình quân của KHCN tại Chi nhánh tăng trưởng khá tốt qua các năm, điển hình như năm 2018 tăng trưởng 24.21% so với năm 2017. Qua đó, cho thấy được rằng hoạt động cho vay KHCN đang được Chi nhánh quan tâm, chú trọng và nâng cao hơn cả về quy mô lẫn chất lượng; đồng thời luôn duy trì một chính sách cho vay hợp lý, hấp dẫn việc mở rộng và luôn đảm bảo tốt chất lượng của các khoản cho vay KHCN đã tạo ra cho chi nhánh một khoản thu nhập không nhỏ do lãi suất cho vay KHCN luôn ở mức cao hơn so với lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Bảng 2.8 mức tăng trưởng số lượng khách hàng Số lượng khách hàng

(người) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

KHCN 4,007 4,399 4,780

KHDN 13 96 111

Dựa vào bảng số liệu 2.8 cho thấy được rằng lượng khách hàng hiện hữu qua các năm ngày một gia tăng điều này chứng tỏ rằng tình hình dư nợ của Chi nhánh chủ yếu từ việc giữ chân được khách hàng cũ và tìm kiếm được khách hàng mới. Điều này cho thấy hiệu quả của việc mở rộng lượng khách hàng đã đảm bảo được một phần nào đó về chất lượng tín dụng của chi nhánh đạt được hiệu quả.

- Phân tích theo sản phẩm tín dụng:

Bảng 2.9: Dư nợ KHCN theo sản phẩm tín dụng qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Sản phẩm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dư nợ (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Dư nợ (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Dư nợ (triệu đồng) Tỉ trọng (%)

Vay kinh doanh 1,552,372 81.52 2,200,107 59.68 3,065,073 62.42 Vay mua nhà ở, đất ở 74,345 3.90 64,914 21.29 87,160 23.30 Vay tiêu dùng 277,585 14.58 313,823 19.03 328,541 14.28 Tổng dư nợ KHCN 1,904,302 100 2,578,844 100.00 3,480,774 100

(Nguồn tại VietinBank chi nhánh Tiền Giang)

Theo bảng 2.9, chúng tôi thấy dư nợ cho vay kinh doanh chiếm tỉ trọng cao nhất năm 2016 là 81.52% trong các sản phẩm hiện có của VietinBank, nhưng sau đó mức tăng giảm xuống chiếm tỷ trọng là 62.42% năm 2018. Dư nợ cho vay tiêu dùng có sự tăng trưởng hơn qua các năm chủ yếu là sản phẩm cho vay mua nhà ở và đất ở. Phân khúc cho vay mua nhà ở dành cho người có thu nhập thấp là một điểm sáng trong thị trường bất động sản thời gian qua; có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng mà nhiều tổ chức tín dụng đang hướng tới. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu đời sống của người dân không ngừng được

cải thiện; nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Chi nhánh đã tích cực triển khai sản phẩm này khá rầm rộ, đẩy mạnh một kênh tín dụng còn khá mới mẻ.

- Phân tích theo tài sản đảm bảo:

Bảng 2.10: Dư nợ KHCN theo tài sản đảm bảo

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu khách hàng cá nhân

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dư nợ Tỉ trọng (%) Dư nợ Tỉ trọng (%) Dư nợ Tỉ trọng (%) Vay không TSĐB 45,609 2.40 59,530 2.31 108,245 3.11 Vay có TSĐB 1,858,693 97.60 2,519,314 97.69 3,372,529 96.89 Tổng 1,904,302 100.00 2,578,844 100.00 3,480,774 100

(Nguồn tại VietinBank chi nhánh Tiền Giang)

Qua bảng số liệu 2.10 ta thấy các khoản vay có TSBĐ chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, luôn chiến trên 90% cụ thể là năm 2016 chiếm 97.6%, năm 2017 chiếm 96.53% sang năm 2018 chiếm 96.89%. Đây là tình trạng chung của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là do tình hình thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng là rất lớn. Ngoài ra, do đặc điểm kinh tế vùng, miền; hầu hết các khách hàng của chi nhánh là khách hàng kinh doanh nhỏ lẻ nên thông tin tài chính không đáp ứng đủ điều kiện cho vay tín chấp theo quy định của VietinBank. Cả ngân hàng và khách hàng đều mong muốn lựa chọn được một phương án sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả để có thể hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Tuy nhiên việc hoàn trả nợ gốc và lãi không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, vì thế chi nhánh vẫn đánh giá tài sản đảm bảo rất cao quyết định cho vay, coi tài sản đảm bảo như cứu cánh cuối cùng khi khoản tín dụng xảy ra rủi ro. Với việc cho vay có bảo đảm là cơ sở để NHTM có thể giảm rủi ro tín dụng và chi phí trích lập dự phòng, do đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng và góp phần an toàn vốn. Để nâng cao chất lượng tín dụng, VietinBank đã có công ty thẩm định tài sản độc lập để đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định giá trị của TSBĐ nhằm góp phần hồ sơ xét cấp tín dụng có tính minh bạch. Trong thời

gian qua, cho vay không dựa trên tài sản đảm bảo chưa được phổ biến do mức độ tín nhiệm của khách hàng chưa cao và ngân hàng còn mang nặng hình thức cho vay truyền thống là cần nắm giữ tài sản để bảo đảm cho những khoản vay của khách hàng, nên đối tượng chủ yếu cho vay tín chấp dành cho đối tượng có thu nhập ổn định từ lương tại những tổ chức có uy tín như: Cán bộ công nhân viên tại các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học và cán bộ, nhân viên VietinBank.

- Phân tích theo kì hạn vay:

- 351,930 triệu đồng 18.48% 1,552,372 triệu đồng 81.52% Năm 2016 Trung dài hạn Ngắn hạn - 678,737 triệu đồng 26.32% 1,900,107 triệu đồng 73.68% Năm 2017 Trung dài hạn Ngắn hạn 915,701 triệu đồng 24.22% 2,865,073 triệu đồng 75.78% Năm 2018 Trung dài hạn Ngắn hạn Biểu đồ 2.1: Dư nợ theo kì hạn

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy tỷ trọng dư nợ các khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn hết (hơn 50%). Nếu như năm 2016 tỷ trọng dư nợ đạt 81.52% và tuy nhiên đã giảm vào năm 2017 (73.68%) và đạt mức 75.78% vào năm 2018. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng so sánh giữa các năm:

Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ khách hàng cá nhân theo kỳ hạn

Kì hạn

Chênh lệch 2016 – 2017 Chênh lệch 2017 – 2018 Tuyệt đối

(triệu đồng) Tương đối (%)

Tuyệt đối

(triệu đồng) Tương đối (%)

Trung dài hạn 326,807 92.86 236,964 34.91

Ngắn hạn 347,735 22.40 964,966 50.78

Từ bảng 2.11 ta thấy tốc độ tăng của vay trung, dài hạn giảm dần từ 92.86% năm 2017 xuống còn 34.91% năm 2018. Thay vào đó là sự tăng truởng của khoản vay ngắn hạn từ 22.40% năm 2017 lên 50.78% vào năm 2018. Tình hình chung, vào năm 2016 - 2017 khả năng huy động vốn dài hạn của ngân hàng là rất khó khăn mặc dù lãi suất có tăng. Trong khi đó, lãi suất huy động ngắn hạn tăng và thu hút được nguồn vốn ngắn hạn trong dân chúng, và tâm lý người dân không muốn để tiền quá lâu trong ngân hàng. Để bảo đảm an toàn, đặc biệt là khả năng thanh khoản cho các Ngân hàng thương mại nên Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra qui định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Nhận thấy rủi ro trong việc dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và chấp hành theo qui định của nhà nước nên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã cân đối nguồn cho vay hợp lý, giảm cho vay trung, dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn để chất lượng tín dụng được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)