Kinh nghiệm cho vay sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 39)

tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang chi nhánh Tiền Giang

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang có tuổi đời hoạt động khá dài so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên chi nhánh có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động cho vay trên địa bàn cũng như có mối quan hệ truyền thống với khách hàng. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tiền Giang được nhiều khách hàng tin tưởng và được biết đến là ngân hàng duy nhất trong hệ thống các ngân hàng đang hoạt động 100% vốn nhà nước có hệ thống chi nhánh rộng khắp từng miền quê. Nhìn chung hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang đặc biệt tập trung vào lĩnh vực SXKD, nhất là lĩnh vực ưu tiên là khá tốt. Để nâng cao được chất lượng tín dụng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang đã thực hiện:

Chính sách cho vay đặc biệt là cho vay kinh doanh của các khách hàng là cá nhân vì với mức lãi suất thấp nhất, thủ tục đơn giản và không bị phạt trả nợ trước

hạn, đặc biệt là ưu đãi cho các KHCN vay với nhu cầu SXKD thấp dưới 200 triệu đồng thì không cần công chứng hồ sơ thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo với yêu cầu để được vay vốn kinh doanh là phải hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực được pháp luật cho phép và đã hoạt động trên 12 tháng, hoặc hoạt động dưới 12 tháng nhưng chứng minh được phương án kinh doanh đem lại hiệu quả.

Điều kiện vay kinh doanh của ngân hàng Agribank chi nhánh Tiền Giang khá “mở” đối với khách hàng, chỉ cần khách hàng đáp ứng được các điều kiện như khách hàng là công dân Việt Nam, là thành viên trong hộ kinh doanh cư trú tại địa bàn Tiền Giang, có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, dùng số tiền vay vốn để kinh doanh hợp pháp với mục đích, phương án rõ ràng, khả thi sau là có thể vay vốn để SXKD, tăng gia sản xuất, ổn định của sống. Lãi suất vay kinh doanh của ngân hàng Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn có mức thấp nhất cho khách hàng dao động từ 9-10.5%/năm tính theo dư nợ giảm dần tùy vào thời hạn vay. Và điều đặc biệt là AgriBank Tiền Giang không tính phí trả nợ trước hạn nên khách hàng có thể cân nhắc thời hạn vay phù hợp để đảm bảo cho khả năng thanh toán được đúng hạn.

Với chính sách cho vay thoáng như vậy nên Agribank Tiền Giang có một lượng khách hàng tương đối lớn, dư nợ tín dụng có thị phần lớn nhất trên địa bàn để có được chất lượng tín dụng, quản lý nợ được hiệu quả thì Agribank Tiền Giang đang từng bước thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quan hệ chuyên nghiệp, áp dụng quy trình linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể nhưng vẫn đúng quy định, đặc biệt là cẩn thận trong việc đánh giá tư cách khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng làm rõ mục đích vay của khách hàng, xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ của khách hàng.

- Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng làm cơ sở cho việc tăng trưởng tín dụng; nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu bằng cách đẩy

mạnh phương pháp cho vay qua tổ nhóm, kết hợp với UBND, hội nông dân, hội phụ nữ, cho vay qua tổ lưu động tại địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tuân thủ quy trình nghiệp vụ, giám sát chặt chẽ các khoản vay vượt quyền phán quyết. Sau khi giải ngân, cán bộ quan hệ khách hàng thường xuyên theo dõi hoạt động SXKD của khách hàng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện phương án vay vốn.

- Thường xuyên rà soát các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, các khoản bán nợ cho VAMC, chủ động giải quyết nợ có vấn đề như gặp gỡ và thảo luận với khách hàng nhằm xử lý khoản vay cho hợp lý như cho vay thêm, chuyển thời hạn trả nợ hoặc chuyển nợ quá hạn để giải quyết.

Chủ động phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa đối tượng tín dụng bằng cách phân phối đầu tư vào nhiều khách hàng khác nhau. Như vậy, nếu có xảy ra rủi ro tại một lĩnh vực hay một khách hàng nào đó, Chi nhánh vẫn có thể bù đắp vào những khách hàng hoặc lĩnh vực khác.

Tham gia bảo hiểm tín dụng: Đây là một giải pháp nhằm đảo bảo sẽ bồi thường cho Chi nhánh trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro, không có khả năng hoàn trả số tiền vay.

1.3.2 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Tiền Giang:

Trong số các Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh được đánh giá cao tại thị trường tài chính ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thì không thể không kể đến Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Tiền Giang. Với cơ chế chủ yếu cho vay sản phẩm tiêu dùng KHCN đã thu hút được sự quan tâm từ khách hàng vay thỏa mãn được hầu hết các nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Tiền Giang bao gồm cho vay trả góp mua nhà ở, đất ở, vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng,

hỗ trợ tài chính du học, vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua và điều đặc biệt nổi trội là phù hợp với nhu cầu của khách hàng như: gói sản phẩm tiêu dùng linh hoạt với thời gian vay lên đến 10 năm; miễn thanh toán vốn trong vòng 6 tháng đầu tiên và mức trả trước gốc tối đa 20 triệu cho mỗi lần thanh toán hay trả nợ sau 5 năm mà không bị tính phí phạt; sản phẩm vay phục vụ nhu cầu đời sống có thời hạn vay lên đến 84 tháng; gốc lãi có thể trả định kỳ lên đến 6 tháng, vay tín chấp dựa trên 15 lần thu nhập và số tiền tối đa lên đến 500 triệu đồng chỉ cần xác nhận của cơ quan công tác mà không cần phải chi lương tại ngân hàng ACB chi nhánh Tiền Giang…. Đây thực sự là những sản phẩm vay có sức cạnh tranh mạnh so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh. Sự linh hoạt, mềm dẻo của chính sách vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB – chi nhánh Tiền Giang chính là điểm nhấn kiến khách hàng cảm thấy dễ chịu khi làm việc với ngân hàng này.

Để hạn chế tối đa rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khi tiến hành cho vay tiêu dùng, ngân hàng ACB – chi nhánh Tiền Giang đã thực hiện tốt các vấn đề:

Thứ nhất, đã thắt chặt công tác kiểm tra, kiểm soát thẩm định trước khi giải ngân vì đối với những món vay tiêu dùng thì đa phần nguồn thanh toán chính là lương, Ngân hàng đã chú trọng trong việc thẩm định chắc chắn nguồn thanh toán đó là nguồn ổn định và thường xuyên giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng để kịp thời giải quyết nếu có bất thường xảy ra.

Thứ hai, có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, biết xây dựng và tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng việc luôn làm vui lòng khách hàng khi có nhu cầu giao dịch tại ngân hàng.

Thứ ba, ngân hàng có hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có cơ sở dữ liệu tập trung giúp cho nhân viên chi nhánh xử lý thông tin mau lẹ và chính xác; từ đó gảm được khoảng thời gian khách hàng phải chờ đợi.

Thứ tư, quy trình tín dụng được thiết kế chặt chẽ, có logic từng giai đoạn được chuyên môn hóa sâu nhằm khai thác tối đa năng suất cũng như giảm thiểu đến mức

thấp nhất các loại rủi ro. Ví dụ như, ở giai đoạn tiếp xúc tiếp nhận hồ sơ khách hàng thì có bộ phận tư vấn khách hàng đảm nhận, ở giai đoạn thẩm định hồ sơ thì có hai bộ phận đó là bộ phận định giá và bộ phận quản lý và phát triển khách hàng đảm nhận; ở giai đoạn xét duyệt cho vay thì các chuyên viên xét duyệt, hoặc ban tín dụng các cấp, ở giai đoạn giải ngân thì có nhân viên dịch vụ tín dụng… Các nhân viên ở mỗi bộ phận này cùng phối hợp hoạt động nhằm rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng. Đặc điểm này được xem là ưu điểm nổi bật cũng là lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã khái quát các cơ sở lý luận cơ bản về NHTM, và chất lượng tín dụng KHCN. Từ đó, khẳng định nâng cao chất lượng tín dụng KHCN đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của mỗi ngân hàng trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Nâng cao chất lượng KHCN không chỉ cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn phải đảm bảo được sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Do đó, mỗi ngân hàng cần xây dựng định hướng quản lý chất lượng dựa trên những chỉ tiêu phản ánh chất lượng phù hợp nội tại bản thân mỗi ngân hàng cũng như thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Từ những lý luận về chất lượng tín dụng trên, sẽ làm cơ sở cho việc phân tích chất lượng tín dụng KHCN của một NHTM cụ thể trong chương 2 là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Tiền Giang.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TIỀN GIANG

2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Tiền Giang

2.1.1. Khái quát Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Tiền Giang; tên giao dịch Vietinbank Tiền Giang chi nhánh Tiền Giang; tên giao dịch Vietinbank Tiền Giang

Vietinbank Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 12/NHCT ngày 08/02/1991 của Tổng Giám đốc Vietinbank. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại 15B, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Với phương châm “Tin cậy, hiệu quả, hiện đại”, cùng với Hội sở chính và các chi nhánh khác, Vietinbank Tiền Giang đã trở thành người bạn uy tín, thân thiết luôn làm hài lòng khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhiệt tình. Vì vậy nên, hoạt động của chi nhánh bước đầu đạt hiệu quả và ngày càng phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng. Thực hiện được điều này nên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có lãi, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên nói riêng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương và đất nước nói chung. Đến nay, ngoài trụ sở chính của Chi nhánh tại 15B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với 7 phòng nghiệp vụ còn có mạng lưới 10 phòng giao dịch phủ rộng khắp các huyện, thị trong tỉnh. Chi nhánh được đánh giá có chất lượng nợ tốt nhất với tỷ lệ nợ xấu 0,54%/tổng dư nợ; số lượng khách hàng hiện hữu đạt hơn 52.000 người; 05 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (2014 - 2018).

2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2018

Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh có nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức; VietinBank Tiền Giang tập trung bám

sát 06 mục tiêu chiến lược của VietinBank, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh nhằm vươn đến vị trí là ngân hàng có thị phần số 01 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; dư nợ bán lẻ chiếm tỷ trọng 80%/tổng dư nợ, thu nhập bình quân đầu người năm sau luôn cao hơn năm trước; chú trọng công tác an sinh xã hội; đào tạo đội ngũ kế thừa cho Chi nhánh, tinh gọn bộ máy nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn lực và năng suất lao động.

2.1.2.1 Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2018

- Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1 Cơ cầu nguồn vốn từ các loại tiền gửi

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 12/31/2016 12/31/2017 12/31/2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1.Tiền gửi doanh nghiệp 1,011,245 23.69 1,287,623 26.11 1,353,080 22.45

– Tiền gửi thanh toán 103,211 2.42 301,706 6.12 323,843 5.37 – Tiền gửi có kỳ hạn 894,219 20.95 929,541 18.85 954,115 15.83 – Tiền gửi bảo đảm thanh

toán 13,815 0.32 56,376 1.14 75,122 1.25

2.Tiền gửi dân cư 2,698,208 63.21 3,028,955 61 3,847,134 64

– Tiền gửi tiết kiệm

không kỳ hạn 438,352 10.27 608,068 12.33 813,122 13.49

– Tiền gửi tiết kiệm có kỳ

hạn 2,256,087 52.86 2,415,608 48.98 3,024,127 50.17

– Kỳ phiếu, CCTG 3,769 0.09 5,279 0.11 9,885 0.16

3. Tiền gửi khác 558,872 13.09 615,419 12.48 827,459 13.73 Tổng nguồn vốn huy động 4,268,325 100.00 4,931,997 100 6,027,673 100

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Tiền Giang)

Hoạt động huy động vốn luôn là một hoạt động quan trọng của bất cứ một ngân hàng thương mại nào; nó cung cấp vốn cho hoạt động tín dụng và là một hoạt động không thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính của mình. Một nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy động vốn lớn

sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Qua bảng số liệu 2.1 thấy được rằng, tổng nguồn vốn trong các năm qua tại ngân hàng tăng trưởng ổn định, đáp ứng đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng nguồn vốn năm 2017 tăng hơn năm 2016 là 663,672 triệu đồng tương đương 115.5%, năm 2018, tổng nguồn vốn tăng 1,095,676 triệu đồng so với năm 2017 tương đương 122,2%. Năm 2018, tuy lãi suất của Chi nhánh thấp hơn so với lãi suất của các NHTM khác trên địa bàn nhưng lượng tiền gửi phân khúc bán lẻ vẫn tăng khoảng 818,179 triệu đồng so với năm 2017. Để đạt được thành tích trên Chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, bám sát địa bàn, nắm vững nhu cầu của khách hàng để đáp ứng kịp thời; duy trì chính sách lãi suất linh hoạt nên đã giữ vững được lượng khách hàng tiền gửi. Nguồn vốn bán lẻ chiếm tỷ trọng 64% so với tổng nguồn vốn.

.- Tình hình cho vay

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ đạo của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Tiền Giang.

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của VietinBank Tiền Giang từ 2016 - 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Số tiền (%) Giá trị Tỉ trọng (%) KHCN 1,904,302 59.57 2,578,844 65 3,480,774 69.59 KHDN 1,292,545 40.43 1,388,442 35 1,521,356 30.41 Tổng 3,196,847 100 3,967,286 100 5,002,130 100

Tuy hoạt động cho vay trên địa bàn còn nhiều khó khăn, song qui mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh khá lớn, điều đó thể hiện qua số liệu dư nợ tín dụng cuối kỳ. Qua các bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng của Chi nhánh không ngừng tăng lên. Sự tăng trưởng tín dụng này không phản ánh hoàn toàn chất lượng tín dụng của chi nhánh, tuy nhiên đây là một dấu hiệu rất khả quan.

Cụ thể hơn, khi phân loại hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng thì năm 2016 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp và cá nhân chiếm tỷ lệ tương đối ngang nhau nhưng năm 2017, năm 2018 thì tỷ lệ này tăng lên là 65%, 69.59%. Điều này khẳng định rõ hơn định hướng tín dụng của ngân hàng là hướng tới khối KHCN thể hiện qua các mặt:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)