Các sản phẩm tíndụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 51)

9. Bố cục của luận văn

2.2.1.3. Các sản phẩm tíndụng bán lẻ

Với mục tiêu trở thành NHBL hàng đầu Việt Nam, tại BIDV Nam Gia Lai đã triển khai đầy đủ và đa dạng các sản phẩm TDBL của BIDV như:

- Cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh: nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn và/hoặc vốn trung, dài hạn của khách hàng để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều kiện vay vốn: khách hàng có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và/hoặc các giấy tờ khác chứng minh việc sản xuất kinh doanh của khách hàng là phù hợp với quy định của pháp luật. Thời hạn cho vay đến 7 năm[20]

- Các sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống:

+ Cho vay cầm cố GTCG/TTK đối với khách hàng cá nhân: là sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phù hợp với quy định của Pháp luật, của Ngân hàng nhà nước, được bảo đảm 100% bằng GTCG/TTK. Thời gian vay: theo thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng.[21]

+ Cho vay nhu cầu nhà ở: là sản phẩm tài trợ vốn để mua nhà, đất ở, xây dựng cải tạo sửa chữa nhà. Điều kiện vay vốn: sinh sống/thường xuyên làm việc trên cùng địa bàn hoặc địa bàn lân cận các chi nhánh cho vay; có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ; có tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của BIDV. Thời hạn cho vay tối đa lên đến 20 năm. [22]

+ Cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng về việc mua xe ô tô phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh. Điều kiện vay vốn: sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại địa bàn chi nhánh cho vay; có thu nhập thường xuyên, ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ; có tài sản bảo đảm cho khoản vay phù hợp các quy định của BIDV. Thời hạn cho vay tối đa lên đến 7 năm. [23]

+ Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản: đáp ứng cho khách hàng có tài sản bảo đảm là nhà đất đang có nhu cầu tài chính cho mục đích tiêu dùng. Điều kiện vay vốn: sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại địa bàn; có thu nhập thường xuyên, ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay; có mục đích vay phù hợp. Thời gian vay linh hoạt đến 8 năm. [24]

+ Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống không có tài sản bảo đảm: phù hợp cho các khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó, phù hợp quy định của pháp luật. Điều kiện vay vốn: tuổi từ 22-55 đối với nữ và 60 đối với nam; có thu nhập thường xuyên, ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian. Thời gian vay linh hoạt đến 7 năm. [25]

- Thẻ tín dụng: là một loại hình cấp tín dụng mà qua đó ngân hàng cho khách hàng vay tiêu dùng trước, trả tiền sau. Điều kiện được phát hành thẻ tín dụng: khách hàng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, năng lực tài chính đảm bảo và có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại BIDV tại thời điểm đăng ký phát hành thẻ. Khách hàng có thể phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm hoặc không. [26]

2.2.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai

2.2.2.1. Dưới góc độ ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ TDBL giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng giảm (+/-) 2017/2016 2018/2017

Tổng dư nợ 6.549 7.865 8.919

Dư nợ TDBL 2.421 3.125 3.583 29% 15%

Tỷ trọng 37,0% 39,7% 40,2%

Nguồn: Báo cáo t ng kết ho t đ ng kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai qua các năm 2016, 2017, 2018

Bảng 2.3 ta thấy hoạt động TDBL có sự tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại chi nhánh. Cụ thể năm 2017 tăng 29% so với năm 2016, năm 2018 tăng 15% so với năm 2017. Sở dĩ năm 2018 dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng thấp hơn là do ảnh hưởng của môi trường kinh doanh khó khăn (dịch bệnh cây hồ tiêu, giá nông sản liên tục giảm mạnh…) và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn.

Trong những năm qua, BIDV Nam Gia Lai luôn đẩy mạnh phát triển TDBL bằng việc triển khai đa dạng các sản phẩm tín dụng với các gói ưu đãi lãi suất thấp, phù hợp với tình hình kinh tế địa bàn. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm kiểm soát chất lượng, đảm bảo hiệu quả trong công tác phát triển TDBL như hạn chế cho vay các khách hàng nhỏ lẻ, các khách hàng ngoài địa bàn phụ trách, ở xa trụ sở của đơn vị trên 30 km; hạn chế cho vay trồng mới tiêu và nhận tài sản thế chấp duy nhất là vườn tiêu… Việc tăng trưởng TDBL gắn với công tác sàng lọc khách hàng, kiểm soát chất lượng, xử lý ngay các khoản nợ có vấn đề đã giúp cho hoạt động TDBL an toàn, hiệu quả hơn.

Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm

Bảng 2.4: Cơ cấu dƣ nợ TDBL theo sản phẩm giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự nợ trọng Tỷ Dự nợ trọng Tỷ Dự nợ trọng Tỷ I Dƣ nợ tín dụng bán lẻ thông thƣờng (không bao gồm cầm cố STK) 2.158 89,1% 2.948 94,3% 3.381 94,4%

I.1 Cho vay SXKD 1.550 64,0% 2.281 73,0% 2.787 77,8%

I.2 Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống

607 25,1% 666 21,3% 593 16,6%

Cho vay nhu cầu nhà ở

122 5,0% 121 3,9% 119 3,3%

Cho vay mua ô tô 65 2,7% 52 1,7% 34 0,9%

Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản

41 1,7% 52 1,7% 49 1,4%

Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm 379 15,7% 441 14,1% 391 10,9% I.3 Thẻ tín dụng 1 0,04% 1 0,03% 1 0,03% II Cho vay cầm cố STK 263 10,9% 177 5,7% 202 5,6% Tổng dƣ nợ 2.421 100,0% 3.125 100,0% 3.583 100,0%

Nguồn: Báo cáo t ng kết ho t đ ng kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai qua các năm 2016, 2017, 2018

Bảng 2.4 cho thấy, trong cả giai đoạn 2016–2018, sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh là sản phẩm cho vay trụ cột trong hoạt động TDBL tại BIDV Nam Gia Lai, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ bán lẻ. Bởi lẽ, Gia Lai là một tỉnh có tiềm lực kinh tế mạnh về phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và các loại cây ăn trái khác nên việc phát triển các sản phẩm cho vay NNNT là lợi thế của chi nhánh. Một số sản phẩm tín dụng phải kể đến như cho vay kinh tế trang trại, cho vay tái canh cây cà phê, cho vay lưu vụ…Tuy nhiên việc tập trung quá nhiều dư nợ vào cho vay sản xuất kinh doanh dẫn đến chi nhánh không thể tránh khỏi những rủi ro khi hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân gặp khó khăn.

Mặc dù chi nhánh đã đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, tuy nhiên dư nợ cho vay mục đích tiêu dùng không có sự thay đổi nhiều và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tín dụng. Các sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn chung tại Gia Lai trong giai đoạn 2016-2018. Thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh, mất mùa, giá các loại nông sản chủ lực giảm mạnh và kéo dài dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, do đó nhu cầu tiêu dùng cũng suy giảm.

Cho vay thẻ tín dụng: đây là một trong nhưng sản phẩm có độ rủi ro khá cao. Thứ nhất là vì thói quen sử dụng thẻ thanh toán còn thấp, khách hàng không sâu sát trong việc thanh toán nên rất dễ phát sinh nợ quá hạn; thư hai là số điểm chấp nhận thanh toán thẻ còn ít và thường yêu cầu khách hàng phải thanh toán phí quẹt thẻ khi sử dụng nên khách hàng cũng không ưu tiên sử dụng. Vì vậy chi nhánh chỉ xem xét cấp thẻ tín dụng đối với các khách hàng thực sự có nhu cầu, có thu nhập cao thuộc các đơn vị chi lương, các yếu nhân, chủ một số các doanh nghiệp. Dư nợ tín dụng đối với sản phẩm này đến 31/12/2018 chỉ đạt 1 tỷ đồng, chếm 0,03%.

Tỷ trọng vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm giảm qua các năm đã thể hiện bản chất thực về dư nợ bán lẻ tại chi nhánh.

Có thể thấy quy mô TDBL cho các ngành, thành phần kinh tế của BIDV Nam Gia Lai tương đối phù hợp với thế mạnh tại địa bàn.Tuy nhiên, điều này sẽ yêu cầu chi nhánh muốn phát triển TDBL thì phải đi kèm với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro của môi trường kinh doanh hiện tại mang lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn bán lẻ

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn bán lẻ giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: tỷ đồng

ST

T Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự nợ Tỷ lệ Dự nợ Tỷ lệ Dự nợ Tỷ lệ

1 Dƣ nợ cá nhân 2.421 3.125 3.583

2 Nợ quá hạn bán lẻ 140,3 5,8% 104,2 3,3% 332,1 9,3%

Trong đó:

+ Nợ quá hạn tạm thời, có khả năng thu hồi nợ cao

108,5 4,5% 36,9 1,2% 227,1 6,3%

+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi nợ thấp (nợ nhóm 2, nợ xấu)

31,7 1,3% 67,3 2,2% 105,0 2,9%

Nguồn: Báo cáo t ng kết ho t đ ng kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai qua các năm 2016, 2017, 2018

Trong giai đoạn 2016-2018, nợ quá hạn của chi nhánh khá cao, tại 31/12/2018 là 9,3%. Tuy nhiên dư nợ quá hạn phần lớn là các khoản vay quá hạn tạm thời, đối với các khoản vay này thì có khả năng thu hồi nợ cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các khách hàng vay sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ, nguồn hàng thanh toán chậm, cùng với khó khăn kinh tế đã ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ. Đối với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi nợ thấp (nợ nhóm 2, nợ xấu) được kiểm soát dưới mức 3%.

Nợ nhóm 2, nợ xấu tại chi nhánh có chiều hướng tăng qua các năm cả về số dư và tỷ lệ. Về số dư, năm 2017 tăng 35,6 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 37,7 tỷ đồng so với năm 2017. Về tỷ lệ, tăng từ 1,3% năm 2016 lên 2,2% vào năm 2017, đến năm 2018 là 2,9%. Điều này cho thấy chất lượng TDBL đang có sự giảm

Tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu gộp

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu gộp bán lẻ giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự nợ xấu Tỷ lệ Dự nợ xấu gộp Tỷ lệ Dự nợ xấu Tỷ lệ Dự nợ xấu gộp Tỷ lệ Dự nợ xấu Tỷ lệ Dự nợ xấu gộp Tỷ lệ I Tín dụng bán lẻ thông thƣờng (không bao gồm cầm cố STK) 25.493 1,05% 35.758 1,48% 19.616 0,63% 76.366 2,44% 46.767 1,31% 116.952 3,26%

I.1 Cho vay SXKD 24.614 1,02% 33.513 1,38% 17.034 0,55% 69.403 2,22% 43.674 1,22% 107.719 3,01%

I.2 Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống

879 0,04% 2.245 0,09% 2.582 0,08% 6.963 0,22% 3.042 0,08% 9.233 0,26%

Cho vay nhu cầu nhà ở 650 0,03% 650 0,03% 940 0,03% 1.837 0,06% 500 0,01% 500 0,01%

Cho vay mua ô tô 0 0% 0 0% 0 0% 629 0,02% 0 0% 1.229 0,03%

Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản

0 0% 150 0,01% 0 0% 855 0,03% 0 0% 799 0,02%

Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm

229 0,01% 1.445 0,06% 1.642 0,05% 3.642 0,12% 2.542 0,07% 6.705 0,19%

I.3 Thẻ tín dụng 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 51 0,001% 0 0%

II Cầm cố STK 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

Dựa trên các số liệu tổng hợp về tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu gộp giai đoạn 2016- 2018 tại bảng 2.6, chất lượng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh đang có dấu hiệu giảm sút, dư nợ các khoản nợ xấu, tiềm ẩn nợ xấu ngày càng gia tăng. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu gộp là 1,48%, năm 2017 là 2,44%, đến năm 2018, dư nợ xấu gộp là 117 tỷ đồng, chiếm 3,26% tổng dư nợ bán lẻ, cao gấp 2,2 lần so với trung bình của khu vực (1,43%).

- Đối với cho vay SXKD: đây là sản phẩm chủ lực trong hoạt động TDBL tại chi nhánh, tuy nhiên cũng là sản phẩm phát sinh tỷ lệ nợ xấu cao nhất, chiếm hơn 90% tổng số dư nợ xấu bán lẻ.Trong giai đoạn từ năm 2015 trở về trước, cây tiêu được ví như là mặt hàng “Vàng đen” trong các loại nông sản xuất khẩu của Việt Nam, giá hồ tiêu khô có thời điểm lên đến 230.000 đồng/kg. Khi đó, nông dân nhiều địa phương đã bắt đầu đổ xô mở rộng diện tích trồng loại cây này, thậm chí tiêu còn được trồng ở cả những diện tích không đủ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu với hy vọng đạt được giá trị cao.Từ nữa cuối năm 2016, khi nguồn cung trên thế giới quá cao trong khi nhu cầu không đổi, giá hồ tiêu bắt đầu giảm mạnh, kỷ lục nhất là vào năm 2017, giá hồ tiêu giảm chỉ còn 1 nữa, hiện nay chỉ giao động trong khoảng 40.000 đồng – 45.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành mà người dân làm ra là 50.000 đồng/kg, khiến những người nông dân lỗ nặng. Thêm vào đó, trong giai đoạn 2016-2018, diễn biến thời tiết tại Gia Lai thay đổi thất thường, mùa mưa, mùa nắng kéo dài dẫn đến mất mùa, dịch bệnh làm cho tiêu chết hàng loạt càng khiến đời sống của người dân lâm vào cảnh bế tắc, không có khả năng trả nợ, nhiều người dân đã đi nơi khác kiếm sống. Tình hình khó khăn chung của kinh tế địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các lĩnh vực kinh doanh thương mại khác. Có thể thấy, hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh trong thời gian này đang chịu rất nhiều rủi ro từ khó khăn chung của môi trường kinh doanh, dự kiến chất lượng TDBL sẽ còn suy giảm.

- Đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: là sản phẩm phát sinh nợ xấu thấp, tuy nhiên có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2016, dư nợ xấu, nợ xấu gộp lần lượt là 879 triệu đồng (0,04%) và 2.245 triệu đồng (0,09%) thì

đến năm 2018 con số này đã lên đến 3.042 triệu đồng và 9.233 triệu đồng, tăng gấp 4 lần, chủ yếu ở các sản phẩm cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm.

+ Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô: các khoản nợ tiểm ẩn nợ xấu gia tăng qua các năm. Nguyên nhân xuất phát từ các khoản vay có nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, đồng thời tài sản bảo đảm cho khoản vay là xe ô tô có giá trị hao mòn qua từng năm nên khách hàng có xu hướng chây ỳ, không phối hợp thanh toán nợ đến hạn, ngân hàng gặp khó khăn trong công tác quản lý và xử lý tài sản thế chấp.

+ Đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm: đây là sản phẩm chi nhánh đang có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn, dựa trên nền tảng một lượng lớn khách hàng công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp chi lương qua chi nhánh. Tuy nhiên tình hình thực hiện sản phẩm này còn nhiều bất cập, công tác quản lý và ảnh hưởng do kéo nhóm CIC từ các TCTD khác dẫn đến chất lượng nợ ngày càng suy giảm, nợ xấu tăng liên tục qua các năm. Đây là các khoản vay tín chấp nên khả năng thu hồi nợ không cao.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)