9. Bố cục của luận văn
2.3.3.1. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế
Tại BIDV Nam Gia Lai, trong các năm qua sự biến động về giá cả của các mặt hàng nông sản có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng kinh doanh các mặt hàng này, nhiều hộ kinh doanh mua cà phê, tiêu về trữ trong kho, lúc mua giá cao, đến lúc muốn bán giá giảm sâu làm cho các hộ này không thể bán được, nhiều hộ trữ cà phê không có tiền quay vòng vốn phải chịu lỗ bán giá rẻ.
Các Sở ban ngành, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, định hướng, đồng hành cùng người dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Khi giá tiêu đạt đỉnh điểm vào năm 2015, người dân ở các địa phương đổ xô mở rộng diện tích trồng tiêu, có người còn phá bỏ các loại cây trồng khác để lấy đất trồng tiêu, đến cuối năm 2018, diện tích trồng tiêu tại tỉnh Gia Lai đã lên đến 17.750 ha, gấp 3 lần mức quy hoạch đến năm 2020 là 6.000 ha. Tiêu là một loại cây trồng khó tính,
mẫn cảm với sự thay đổi thất thường của thời tiết, rất dễ phát sinh mầm bệnh; việc người dân ồ ạt đầu tư không theo quy hoạch, trong khi trình độ kỹ thuật của người dân còn kém kiến tình hình sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu ngày càng phát triển mạnh, nhất là bệnh chết nhanh cây tiêu, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.
Ngoài ra, trong thời gian qua lãi suất Ngân hàng mặt bằng chung giảm làm BIDV Nam Gia Lai cũng phải giảm lãi suất vay, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về lợi nhuận của Chi nhánh.
Môi trường chính trị - xã hội
Trình độ dân trí trên địa bàn Tây Nguyên về hoạt động ngân hàng nói chung còn thấp, phần lớn dân số là lao động nông nghiệp, dân tộc thiểu số điều kiện tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng còn ít. Nhiều khách hàng khi có nhu cầu vay hay ngại tiếp xúc với nguồn vốn ngân hàng vì cho rằng nó phức tạp, do đó đã bị các đối tượng xấu lừa đảo sang nhượng quyền sử dụng đất để vay hộ, vay ké tại ngân hàng, dẫn đến phát sinh tranh chấp, gia tăng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách của nhà nước
Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Đặc biệt một số chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, mặc dù Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các bộ ngành liên quan đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật, quy định, thông tư nhằm hướng dẫn thực hiện các biện pháp rủi ro tín dụng. Nhưng trên thực tế những văn bản, quy định này vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng đã ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
Hiện tại, tại BIDV Nam Gia Lai mỗi khi có công văn pháp lý mới đều có sự hướng dẫn, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề xảy ra do không thống nhất trong việc soạn thảo văn bản về Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng tín dụng. Các tài sản hình thành trên đất như nhà ở, vườn cây trên đất chưa có hướng dẫn cụ thể về giấy tờ để có thể nhận thế chấp và xử lý được tài sản khi xảy ra nợ xấu. Từ đó làm cho khi ký kết hợp đồng thì có ghi thế chấp các tài sản trong hợp đồng, nhưng khi xử lý thì vướng phải
rất nhiều quy định về pháp lý làm cho ngân hàng không xử lý được tài sản của khách hàng.
Những quy định pháp lý liên quan đến tài sản là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình chưa thực sự rõ ràng, khó áp dụng vào thực tế để xác định được tất cả chủ sở hữu chung do đó tại chi nhánh không nhận thế chấp loại tài sản này vì rất dễ phát sinh tranh chấp, gây rủi ro cho ngân hàng.
Môi trường tự nhiên
Các khách hàng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó chịu sự ảnh hưởng lớn từ thời tiết, dịch bệnh. Trong thời gian vừa qua, diễn biến thời tiết tại Gia Lai thay đổi thất thường, mùa mưa, mùa nắng kéo dài dẫn đến mất mùa, dịch bệnh làm cho đời sống của người dân lâm vào cảnh bế tắc, không có khả năng trả nợ, nhiều người dân đã đi nơi khác kiếm sống, gây khó khăn trong công tác xử lý nợ tại ngân hàng.