Giải pháp về quy trình tíndụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 78 - 79)

9. Bố cục của luận văn

3.2. Giải phápnâng cao chất lượng tíndụng bán lẻtại BIDV Nam Gia Lai

3.2.2. Giải pháp về quy trình tíndụng bán lẻ

Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng trước cho vay

Cải tiến công tác thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả: Ngoài thông tin khách hàng vay trên CIC, CBTD cần phải tự thu thập, nắm bắt thông tin đa chiều từ nhiều kênh khác nhau như thông qua các TCTD khác để cung cấp thông tin lẫn nhau, kiểm tra thực tế tại đơn vị vay vốn, thông qua bạn hàng thường xuyên, nhà cung ứng của khách hàng để khai thác các thông tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng vay vốn trong kinh doanh. Đồng thời phải chọn lọc những thông tin chính xác, thiết thực, đánh giá khách quan trước khi cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng.

Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm khách hàng liên quan, đánh giá về mối quan hệ kinh doanh giữa các khách hàng trong nhóm khách hàng liên quan.

Bố trí những cán bộ thẩm định có trình độ và kinh nghiệm, dễ dàng nắm bắt được thị trường, phương án kinh doanh của khách hàng để ký kiểm soát hồ sơ trước khi trình lãnh đạo phê duyệt.

Xây dựng Tổ định giá gồm tối thiểu 02 cán bộ đi thẩm định thực tế tài sản. Đối với những tài sản nằm ở các địa bàn xã, đất rẫy, vườn cây cần có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ trước khi nhận tài sản như phối hợp với địa chính tại địa phương, kiểm tra định vị trên Google Map....để xác định chính xác vị trí tài sản. Đối với những tài sản quá rủi ro về pháp lý cũng như nằm ở vị trí quá xa nên hạn chế nhận thế chấp.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về những đối tượng, hồ sơ có dấu hiệu lừa đảo để cảnh báo cho toàn hệ thống, không chỉ cho BIDV Nam Gia Lai mà còn các Chi nhánh khác trên địa bàn để cùng cảnh giác nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Kiểm soát chặt chẽ quá trình xét dyệt cho vay:

Kiểm tra chặt chẽ tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính và hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng trước khi giải ngân vốn vay.

Thực hiện nhập thông tin vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với thực trạng hồ sơ khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, hỗ trợ công tác phê duyệt cấp tín dụng.

Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát sau cho vay

Đề cao vai trò trách nhiệm của CBTD trong việc kiểm tra khách hàng sau khi cho vay, bố trí đoàn kiểm tra đột xuất (không có CBTD quản lý khách hàng tham gia) để kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn của khách hàng.

Phòng Quản trị tín dụng nâng cao vai trò kiểm soát, giám sát chặt chẽ về mặt chứng từ giải ngân, giám sát nguồn tiền giải ngân của khách hàng để hạn chế việc vay vốn sau đó tiền vay chuyển đi lòng vòng, không đúng mục đích khi cho vay.

Phòng quản lý rủi ro ở Chi nhánh định kỳ rà soát và thông báo trên bản tin nội bộ của Chi nhánh những khoản vay quá hạn, có dấu hiệu nợ quá hạn để cảnh báo cho CBTD đôn đốc thu nợ. Nâng cao vai trò kiểm soát rủi ro pháp lý và ngăn chặn vi phạm từ rủi ro đạo đức của CBTD gây ra.

Định kỳ nữa năm Phòng quản lý rủi ro của Chi nhánh nên thực hiện khảo sát giá trị tài sản đảm bảo trên địa bàn để có sự tổng hợp giá cả, đối với những khu vực có giá trị tài sản biến động mạnh, hoặc có sự rủi ro về mặt pháp lý như quy hoạch mới... thì yêu cầu CBTD đánh giá lại tài sản để phản ánh đúng giá trị thị trường, đảm bảo khả năng thanh khỏan của tài sản hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản nếu giá trị tài sản sụt giảm nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)