Dưới góc độ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 26 - 31)

9. Bố cục của luận văn

1.2.2.1. Dưới góc độ ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ [10]

=

x 100% (1.1)

Chỉ tiêu này cho ta biết tốc độ tăng trưởng TDBL của ngân hàng qua các năm. Việc đẩy mạnh cấp TDBL quá nhanh trong khi chưa xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ [10]

Cơ cấu dư nợ TDBL được phản ánh qua tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ bán lẻ. Phân tích cơ cấu dư nợ TDBL sẽ giúp ngân hàng biết được liệu ngân hàng có đang tập trung rủi ro tín dụng vào một ngành kinh tế, một đối tượng tín dụng nào hay không.

Tỷ lệ nợ quá hạn bán lẻ [10]

Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn bán lẻđược xác định theo công thức (1.2) như sau:

=

x 100% (1.2)

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ bán lẻ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng giảm. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tương đối tốt.Nợ quá hạn thường được đánh giá làm hai loại:

+ Nợ quá hạn do định kỳ trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng hoặc vì một lý do nào đó chưa thu được đủ tiền bán hàng nên đến kỳ trả nợ khách hàng chưa có tiền trả. Ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn, loại nợ quá hạn này ngân hàng có khả năng thu hồi nợ cao.

+ Nợ quá hạn do khách hàng vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ, bị thiên tai, lừa đảo hay chết không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng, buộc ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn chờ xử lý. Loại nợ quá hạn này còn gọi là nợ khó đòi, khả năng thu hồi nợ thấp.

Trong thực tế để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, các Ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu gộp

- Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ[11]

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nướcQuy định vềphân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi bổ sung, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Cụ thể như sau:

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợđược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra + Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng dư nợtại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm).Do đó, tỷ lệ nợ xấu bán lẻđược xác định theo công thức (1.3) như sau:

=

x 100% (1.3)

Đây là một trong những chỉ tiêu quan nhất đểđánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng ngân hàng càng thấp và ngược lại. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại,tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện.

- Tỷ lệ nợ xấu gộp bán lẻ [12] [13]

Để công tác quản lý nợ xấu tại các TCTD đi vào thực chất hơn, tạo động lực đối với hệ thống các TCTD tích cực, chủ động hơn trong xử lý nợ xấu, tại Đề án 1058 về “Cơ cấu lại Hệ thống các TCTD gắn với xủ lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”, tỷ lệ nợ xấu gộp đã được đưa ra thay cho chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu thường thấy trước đây.

Tỷ lệ nợ xấu gộp được xác định theo công thức như sau:

=

x 100% (1.4) Trong đó, dư nợ xấu tiềm ẩn bao gồm: dư nợ nhóm 1, 2 phát sinh nợ quá hạn trên 90 ngày; khách hàng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, dư lãi dự thu, lãi treo cao, thời gian chưa thu lãi lớn (> 6 tháng); khách hàng có nợ xấu tại các TCTD khác.

Ta dựa trên công thức tính tỷ lệ nợ xấu gộp (1.4) như trên để xác định tỷ lệ nợ xấu gộp trong hoạt động bán lẻ của NHTM.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM - Net Interest Margin) [10]

NIM nhằm đo lường mức độ chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM được tính theo công thức sau:

=

x 100% (1.5) Trong đó:

Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa thu nhập lãi và thu nhập tương tự và chi phí lãi và chi phí tương tự

Tổng tài sản sinh lời = Tiền gửi tại NHNNVN + Tiền gửi tại các TCTD khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng

Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi tăng thêm một đơn vị tài sản sinh lời thì thu nhập ròng từ lãi tăng thêm bao nhiêu đơn vị. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy khả năng sinh lời, chất lượng tín dụng tốt, ngược lại thì hiệu quả không cao.

Dựa trên công thức tínhtỷ lệ thu nhập lãi cân biên của ngân hàng như trên, để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn tín dụng trong hoạt động TDBL, ta có thể sử dụng công thức sau:

=

x 100% (1.6) Việc đánh giá chất lượng tín dụng căn cứ vào thu nhập tín dụng thu được của NHTM chỉ mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, sản phẩm dịch vụ tín dụng, chương trình ưu đãi…, cần phải được xem xét tổng thể với chính sách của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Nếu trong giai đoạn cần tăng trưởng tín dụng, thu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, hoặc khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng mới thì có thể Ngân hàng sẽ chấp nhận một mức tỷ lệ thu nhập thấp hơn.

Tỷ lệ dư nợ cho vay bán lẻ so với tổng vốn huy động [10]

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vay bán lẻ trong tổng nguồn vốn huy động, được tính theo công thức sau:

=

x100% (1.7)

Chỉ tiêu này cho biết, trong100 đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được sử dụng cho vay khách hàng bán lẻ. Vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn huy động càng cao thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên, nếu ngân hàng cho vay quá mức, thì sẽ chịu rủi ro thanh khoản, ngược lại nếu hiệu suất sử dụng vốn quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí đồng vốn, tức là nguồn vốn chưa được sử dụng một cách tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)