9. Bố cục của luận văn
1.2.3.3. Nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đó là những nguyên nhân nội tại của khách hàng như tư cách nhân thân, khả năng tài chính, năng lực kinh doanh, trình độ quản lý hay việc sử dụng vốn vay điều này nhằm đánh giá khả năng sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả hay không, nguồn thu nhập có đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng hay không. Ngoài ra, việc khách hàng cung cấp thông tin thiếu trung thực, sự hợp tác với ngân hàng trong quá trình vay vốn cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hồ sơ tín dụng.
Năng lực sản xuất kinh doanh
Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Thể hiện qua vị trí của khách hàng trong ngành nghề họ kinh doanh, quy mô sản xuất, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, hệ thống mạng lưới đại lý và các bạn hàng truyền thống....
Đạo đức và uy tín khách hàng
Sự trung thực của khách hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình cấp tín dụng. Nếu khách hàng không cung cấp các số liệu trung thực sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt mục đích sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Đây yếu tố quan trọng trong quá trình cấp tín dụng.
Năng lực quản lý và điều hành của khách hàng
Nếu khách hàng có kinh nghiệm, năng lực quản lý sẽ cho ra những phương án, dự án kinh doanh khả thi với chất lượng tốt từ đó đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, nếu khách hàng không có kinh nghiệm hay yếu kém trong quản lý, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng.
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lƣợng tín dụng bán lẻ [4] [14] 1.3.1. Đối với nền kinh tế xã hội
Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế
Tín dụng bán lẻ là kênh hỗ trợ vốn để người dân trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập.
Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội
Là một phần của tín dụng nói chung, TDBL cũng có vai trò tích cực đối với xã hội. TDBL góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao. TDBL giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước. Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội.
1.3.2. Đối với ngân hàng
Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng
Do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển TDBL sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp. Thông qua TDBL, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo sản phẩm dịch vụ NHBL như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng.
Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng
Phát triển tín dụng cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.3. Đối với khách hàng
Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, phù hợp với nhu cầu, giúp khách hàng khai thác hiệu quả năng lực sản xuất, phát huy tối đa tư liệu sản xuất sẵn có: đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị…
Khách hàng cá nhân dễ dàng quyết định cho các nhu cầu tiêu dùng, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống. Khách hàng có điều kiện và dễ dàng hơn khi sử dụng các sản phẩm ngân hàng hiện đại.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua chương 1, tác giả đã khái quát các lý luận cơ bản về tín dụng bán lẻ và chất lượng tín dụng bán lẻ của NHTM. Đưa ra những chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại NHTM. Việc hiểu được những cơ sở lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng bán lẻ sẽ làm cơ sở cho việc phân tích chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai ở chương 2.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV NAM GIA LAI
2.1. Giới thiệu về BIDV Nam Gia Lai 2.1.1. Cơ cấu tổ chức [27] 2.1.1. Cơ cấu tổ chức [27]
BIDV Chi nhánh Nam Gia Lai là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 01/07/2013, BIDV Nam Gia Lai được thành lập mới trên cơ sở chia tách từ BIDV Gia Lai, với định hướng phát triển khách hàng thuộc khu vực phía Tây và phía Nam của tỉnh Gia Lai.
- Về mạng lƣới hoạt động: Tính đến 30/6/2019, BIDV Nam Gia Lai có 06 điểm giao dịch trên bàn TP Pleiku và các huyện thuộc khu vực phía Tây - Nam của tỉnh Gia Lai, gồm 01 Trụ sở chi nhánh và 05 phòng giao dịch.
- Tổng số CBNV: Tính đến 30/6/2019, chi nhánh có 124CBNV, trong đó có trên 87% cán bộ có trình độ từ đại học trở lên.
- Mô hình tổ chức hoạt động: BIDV Nam Gia Lai hiện tại có 15 đơn vị trực thuộc, về cơ bản đã được sắp xếp theo mô hình dự án hiện đại hoá ngân hàng, chia theo các khối như sơđồ dưới đây:
Hình 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Nam Gia Lai (Tác giả)
BIDV NAM GIA LAI
KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG Phòng KHDN1 Phòng KHDN2 Phòng KHCN1 Phòng KHCN2 KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO Phòng QLRR KHỐI TÁC NGHIỆP Phòng QTTD Phòng GDKH Phòng QL&DVKQ
KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ Phòng KH-TC Phòng TC-HC KHỐI TRỰC THUỘC PGD TP Pleiku PGD Chƣ Sê PGD Thành Công PGD Đức Cơ PGD Ia Grai
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2016-2018
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 I Huy động vốn 1.1 Huy động vốn cuối kỳ 3.418 3.754 3.938 Trong đó: Huy động vốn có kỳ hạn 2.703 2.920 2.969 Huy động vốn không kỳ hạn 715 834 969 II Tín dụng 2.1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 6.549 7.865 8.919 Dư nợ tín dụng bán buôn 4.128 4.740 5.336 Dư nợ tín dụng bán lẻ 2.421 3.125 3.583 2.2 Tỷ lệ nợ nhóm 2 1,00% 1,42% 2,70% 2.3 Tỷ lệ nợ xấu 0,43% 0,41% 0,61%
III Các chỉ tiêu hiệu quả
3.1 Thu dịch vụ ròng 16,2 21,9 25,7
3.2 Lợi nhuận trước thuế 144 183,6 204,4
Nguồn: Báo cáo t ng kết ho t đ ng kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai qua các năm 2016, 2017, 2018
Hoạt động huy động vốn:
Công tác huy động vốn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của BIDV Nam Gia Lai. Kể từ khi vừa thành lập vào tháng 7 năm 2013 đến nay, chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm huy động với kỳ hạn đa dạng, hình thức linh hoạt kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đến 31/12/2018, số dư huy động vốn cuối kỳ đạt 3.938 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với thời điểm đi vào hoạt động (01/07/2013 là 540 tỷ đồng) đã cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh.
Trong giai đoạn 2016-2018, tổng nguồn vốn huy động có chiều hướng tăng ổn định qua các năm tuy nhiên tốc độ không cao, mức tăng trung bình khoảng 7,6%, nguyên nhân chính là do môi trường kinh doanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn (thời tiết không thuận lợi, mất mùa, giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực giảm và
duy trì ở mức thấp). Đồng thời, sự cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng ngày càng mạnh nên việc tăng trưởng là rất khó. Tình hình huy động vốn giai đoạn năm 2016-2018 của chi nhánh được thể hiện cụ thể ở hình (2.2) sau:
ĐVT: tỷ đồng
Hình 2.2: Nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2016-2018
Nguồn: Báo cáo t ng kết ho t đ ng kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai qua các năm 2016, 2017, 2018
Về quy mô huy động vốn: BIDV Nam Gia Lai là Chi nhánh có quy mô HĐV lớn thứ 2 tại khu vực Tây Nguyên trong hệ thống BIDV và xếp thứ 4 trên địa bàn tỉnh Gia Lai với 11,5% thị phần (sau Agribank Gia Lai, Agribank Đông Gia Lai và BIDV Gia Lai).
Hoạt động tín dụng:
Trong hoạt động tín dụng, BIDV Nam Gia Lai luôn thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của BIDV, đảm bảo gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. BIDV Nam Gia Lai đang từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn có xu hướng giảm. Ngoài ra chi nhánh cũng đã triển khai mạnh mẽ các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các thành phần kinh tế như các hộ nông dân, cán bộ
715.0 834.0 969.0 2703.0 2920.0 2969.0 3418.0 3754.0 3938.0 .0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 3500.0 4000.0 4500.0 2016 2017 2018
viên chức nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ….để kích thích nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, tiêu dùng thường xuyên.
Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự
nợ trọng Tỷ Dự nợ trọng Tỷ Dự nợ trọng Tỷ
1. Dư nợ tín dụng bán buôn 4.128 63,0% 4.740 60,3% 5.336 59,8% 2. Dư nợ tín dụng bán lẻ 2.421 37,0% 3.125 39,7% 3.583 40,2%
Tổng dƣ nợ 6.549 7.865 8.919
Nguồn: Báo cáo t ng kết ho t đ ng kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai qua các năm 2016, 2017, 2018
ĐVT: tỷ đồng
Hình 2.3: Dƣ nợ tín dụng giai đoạn năm 2016-2018
Nguồn: Báo cáo t ng kết ho t đ ng kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai qua các năm 2016, 2017, 2018
Dựa trên bảng 2.2 và hình 2.3 ta thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng đều qua các năm từ 2016 đến 2018, bình quân khoảng 18%. Tổng dư nợ cuối kỳ năm 2018 đạt 8.919 tỷ đồng, trong đó dư nợ bán buôn là 5.336 tỷ đồng (chiếm 59,8%), dư nợ bán lẻ là 3.583 tỷ đồng (chiếm 40,2%). Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ (trên
2421.0 3125.0 3583.0 4128.0 4740.0 5336.0 6549.0 7865.0 8919.0 .0 1000.0 2000.0 3000.0 4000.0 5000.0 6000.0 7000.0 8000.0 9000.0 10000.0 2016 2017 2018 Tín dụng bán lẻ Tín dụng bán buôn Tổng dư nợ
Điều này cho thấy kết quả tích cực của chi nhánh trong việc nổ lực tăng trưởng quy mô tín dụng bán lẻ. Qua các năm tín dụng bán lẻ tiếp tục được phát huy, tăng trưởng tốt, ổn định, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tín dụng tại chi nhánh.
Về quy mô tín dụng: BIDV Nam Gia Lai là Chi nhánh có quy mô tín dụng lớn thứ 2 tại khu vực Tây Nguyên trong hệ thống BIDV và xếp thứ 5 trên địa bàn tỉnh Gia Lai với 10,2% thị phần (sau BIDV Gia Lai, Vietcombank Gia Lai, Vietinbank Gia Lai và Agribank Đông Gia Lai).
Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ được xem là hoạt động tạo ra thu nhập quan trọng cho ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình phát triển. Trong những năm gần đây, hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ đã được BIDV Nam Gia Lai ngày càng chú trọng, bên cạnh duy trì, tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống thì BIDV Nam Gia Lai còn phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới ra thị trường (phát triển mạng lưới POS, BIDV SmartBanking, IBMB, VnTopup…), vừa đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của khách hàng và thị trường, vừa góp phần gia tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Từ bảng 2.1, nguồn thu dịch vụ ròng của Chi nhánh có mức tăng trưởng đều qua các năm với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 19,5%. Đến năm 2018 đạt 25,7 tỷ đồng, tăng ròng 9,5 tỷ so với thời điểm 31/12/2016. Các sản phẩm dịch vụ có tăng trưởng tốt và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ của chi nhánh gồm: dịch vụ bảo lãnh (đạt 9 tỷ đồng, chiếm 35%), dịch vụ thanh toán (đạt 6,2 tỷ đồng, chiếm 24%). Điều này là do chi nhánh đã có những giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển nhóm khách hàng xây lắp; gia tăng khách hàng tiền gửi sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm vẫn đảm bảo tăng trưởng được lợi nhuận,năm 2017 lợi nhuận trước thuế tăng 28% so với
năm 2016 (tương ứng 39,6 tỷ đồng), đến năm 2018, lợi nhuận trước thuế tăng 11% so với năm 2017 (tương ứng 20,8 tỷ đồng).
ĐVT: tỷ đồng
Hình 2.4: Lợi nhuận trƣớc thuế giai đoạn năm 2016-2018
Nguồn: Báo cáo t ng kết ho t đ ng kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai qua các năm 2016, 2017, 2018
Năm 2017-2018, lợi nhuận trước thuế có sự tăng trưởng chậm lại, nguyên nhân là do ảnh hưởng bất lợi của môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Gia Lai (mưa lớn kéo dài, dịch bênh hồ tiêu lan rộng, giá nông sản giảm mạnh và duy trì ở mức thấp …) đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn gia tăng, làm giảm hiệu quả hoạt động.
2.2. Phân tích thực trạng chất lƣợng tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai 2.2.1. Thực trạng chính sách tín dụng bán lẻ, quy trình tín dụng bán lẻ và các
sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai
2.2.1.1. Thực trạng chính sách tín dụng bán lẻ
Việc cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ tại BIDV Nam Gia Lai bảo đảm tuân thủ đồng thời quy định của pháp luật, các quy định có liên quan của BIDV, chính sách cấp tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành.
144 183.6 204.4 0 50 100 150 200 250 2016 2017 2018
Lợi nhuận trƣớc thuế
Giới hạn cho vay [15] [16]
Dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống không có tài sản bảo đảm tối đa 20% tổng dư nợ bán lẻ tại mọi thời điểm.Giới hạn cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm tối đa là 02 tỷ đồng đối với 01 (một) khách hàng bán lẻ.
Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tối đa không quá 50% tổng dư nợ bán lẻ.