KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Nhân tố chủ quan
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bị tác động bởi các nhân tố chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngân hàng như sau:
1.2.1.1. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Một ngân hàng có mạng lưới rộng, phân bố hợp lý thì thuận lợi hơn trong việc tăng cường giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, từ đó giúp tăng thu nhập cho ngân hàng.
1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm dịch vụ
Yếu tố cấu thành sản phẩm bao gồm chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và tiện ích sản phẩm. Khi ngân hàng cung cấp bộ sản phẩm đa dạng và trọn gói thỏa mãn tất cả nhu cầu của khách hàng, với chất lượng cao, giá cả hợp lý và nhiều tiện ích thì sẽ thu hút nhiều khách hàng sử dụng, từ đó làm gia tăng nguồn thu và lợi nhuận.
1.2.1.3. Hoạt động marketing
Hoạt động marketing giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu mình đến khách hàng khách hàng. Khi khách hàng đã biết đến và công nhận chất lượng sản phẩm dịch vụ và thương hiệu của ngân hàng thì khách hàng sẽ luôn ưu tiên lựa chọn dịch vụ của ngân hàng khi phát sinh nhu cầu, nhờ đó ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Chính vì vậy, ngày nay các NHTM rất xem trọng hoạt động marketing và đầu tư nhiều vào hoạt động này dưới các hình thức khác nhau như tiếp thị, khuyến mãi hoặc các hoạt động quay số trúng thưởng để đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng.
1.2.1.4. Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ
Khả năng ứng dụng công nghệ phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống.
Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. Khoa học công nghệ hiện đại giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nắm bắt thông tin nhanh, chính xác kịp thời đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.2.1.5. Trình độ, chất lượng người lao động
Nhân tố con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được chi phí hoạt động.
1.2.1.6. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của một NHTM thường được biểu hiện, trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như: Khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng, vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một ngân hàng, cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp, có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.
Năng lực quản trị điều hành trước hết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Năng lực quản trị điều hành thể hiện ở việc tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một đầu ra cực đại.
Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp xem quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: chất lượng tài sản có, mức độ tăng trưởng của tài sản có và mức độ thu nhập.
1.2.2. Nhân tố khách quan
1.2.2.1. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Môi trường kinh tế bao gồm: Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc gia, sự điều hành chính sách tiền tệ, quản lý hoạt động tiền tệ của ngân hàng Trung Ương và sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường
kinh tế có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng thương
mại. Nếu môi trường kinh ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các ngân hàng trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Ngược lại, khi môi trường kinh tế trở nên bất ổn lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM như nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.
1.2.2.2. Môi trường chính trị và pháp lý
Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho ngân hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các ngân hàng nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi ngân hàng có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện tượng những ngân hàng lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những ngân hàng nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng “yếu thế ” bằng những hành lang pháp lý sẽ giúp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội.
1.2.2.3. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội thể hiện qua trình độ dân trí của từng vùng, từng quốc gia, phong tục tập quán, nhu cầu và thói quen tiêu dùng. Một xã hội có trình độ dân trí cao và yêu thích sự tiện ích của các hoạt động dịch vụ ngân hàng và hiểu biết được các kinh doanh và hỗ trợ từ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và là điều kiện thuận lợi để cho ngân hàng nâng cao doanh thu của mình.
1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng ở nƣớc ngoài
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 1998-2002, các ngân hàng ở Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp sau:
+ Tiến hành cắt giảm nhân lực và chi phí: ốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc đã cắt giảm 250.000 lao động và giải thể khoảng 45.000 chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, điều này đã giúp cho những ngân hàng này hoạt động có hiệu quả hơn.
+ án cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài: các ngân hàng thương mại quốc doanh của Trung Quốc cũng tăng cường tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài danh tiếng và kết quả là Ngân hàng Phát triển Quảng Đông đã bán 20 cổ phần cho Citigroup, một tổ chức tài chính lớn nhất của Mỹ. ên cạnh đó, các ngân hàng ở Trung Quốc đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua các Trung tâm giao dịch chứng khoán có uy tín và sau đó là phát hành trái phiếu ra nước ngoài để tăng vốn.
+ Xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính: Trong 6 tháng đầu năm 2004, Ngân hàng Trung Quốc đã xử lý được 108,4 tỷ CNY nợ khó đòi, đồng thời bán 149,8 tỷ CNY nợ khó đòi cho công ty quản lý tài sản. Điều này đã làm giảm nợ khó đòi của Ngân hàng Trung Quốc từ 16,29 vào đầu năm 2004 xuống còn 5,46 vào cuối năm 2004.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Mỹ
+ Trong giai đoạn 2002-2010: Ngân hàng Bank of New York Mellon Corporation ở Mỹ đã cắt giảm 3.900 nhân viên, nhờ đó đã cắt giảm chi phí 700 triệu USD/năm để tiết giảm bớt chi phí.
+ Trong giai đoạn 2011-2015: Ngân hàng ank of America đã rất “tận tình” cắt giảm chi phí để cải thiện lợi nhuận: chi phí nhân viên, chi phí trụ sở … Tất cả những nỗ lực này đã giúp giảm mạnh chi phí hoạt động của ank of America, từ khoảng 17 tỉ USD hằng quý chỉ còn 13 tỉ USD.
linh hoạt và phù hợp với các nhu cầu cá nhân của khách hàng. Cách tiếp cận của Citibank với hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ và tập đoàn luôn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất có thể. Citibank cũng là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động ngân hàng với việc phát triển mạnh hình thức ngân hàng điện tử. Phần lớn khách hàng của Citibank sử dụng hình thức giao dịch từ xa để đáp ứng nhu cầu của họ. Đây là cách tiết kiệm nhằm cắt giảm chi phí quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của Citibank.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Để giải quyết tình trạng các ngân hàng không đủ khả năng tồn tại khi một ngân hàng cho một tập đoàn vay lên đến 45 tổng dư nợ. Đứng trước bờ vực phá sản của hàng loạt các tập đoàn và các ngân hàng yếu kém. Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các ngân hàng yếu kém, đủ điều kiện phải hợp nhất với nhau, cắt giảm nhân viên, sắp xếp lại hoạt động của bộ máy lãnh đạo, củng cố hệ thống mạng lưới chi nhánh, đảm bảo tìm kiếm được đối tác để hợp nhất hay đối tác nước ngoài, và phải thay thế bộ máy điều hành cũ bằng đội ngũ chuyên gia ngân hàng trong nước và quốc tế.
Một chiến lược khác của các Ngân hàng ở Hàn Quốc là lựa chọn chiến lược bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 2001, các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51 cổ phần ở Ngân hàng Korea First và 40 cổ phần Ngân hàng KorAm tại Hàn Quốc.
1.3.2. Kinh nghiệm của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam
Nhìn chung, các Chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoạt động khá hiệu quả, theo đánh giá tổng quan của học viên, cách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ là:
- Cung cấp dịch vụ đa dạng nhưng chỉ hoạt động trên một vài địa bàn tiềm năng: Ngân hàng ANZ có vốn điều lệ 450 tỷ đồng nhưng chỉ có một chi nhánh tại Hà Nội. Ngân hàng Citibank vốn điều lệ 485 tỷ nhưng chỉ có 2 chi nhánh một tại Hà
Nội và một tại TP.HCM. Một số ngân hàng khác như JP Morgan, Standard Chartered..chỉ có một vài Chi nhánh tại Việt Nam nhằm tiết kiệm chi phí quản lý.
- Cung ứng dụng công nghệ hiện đại: Ngân hàng Standard Chartered áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại như kích hoạt tường lửa cá nhân, bảo vệ kết nối Internet và máy tính của bạn bằng tường lửa cá nhân. Điều này đảm bảo dữ liệu chính xác tới được địa điểm chính xác và ngăn chặn các kết nối không mong muốn truy cập vào dữ liệu của bạn. Ngoài ra, ngân hàng cũng cung cấp hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), Internet Banking, Phone anking,… phục vụ nhu cầu khách hàng.
- Quản lý nhân sự hiệu quả: Thường xuyên rà soát, cắt giảm nhân sự nhằm giảm chi phí và nâng cao tính sáng tạo trong công việc luôn được các ngân hàng này tiến hành thường xuyên. ên cạnh việc cắt giảm nhân sự thì việc đào tạo những người quản lý nòng cốt, giỏi và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn được quan tâm. ANZ Việt Nam được thành lập 14 năm trước đây, bí quyết thành công của ANZ Việt Nam chính là đào tạo các nhân viên địa phương nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách chuyên nghiệp và thân thiện. ANZ Việt Nam cũng nổi tiếng tại Việt Nam về sản phẩm dành cho cá nhân và chất lượng phục vụ khách hàng. Để xây dựng cơ sở khách hàng tại Việt Nam, ANZ đa đào tạo đội ngũ nhân viên bản địa có khả năng sử dụng thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt. Với hiểu biết về địa phương và khu vực, đội ngũ nhân viên này có khả năng thấu hiểu các khó khăn, nhu cầu của cả người Việt Nam và người nước ngoài sống, làm việc tại Việt Nam do đó họ có thể tư vấn, giúp đỡ các khách hàng này về hàng loạt các dịch vụ tài chính.
Nhìn chung, một trong các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên thế giới và các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là cắt giảm chi phí không hợp lý bằng cách cắt giảm nhân sự hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động đối với những Chi nhánh, điểm giao dịch kém hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Với ý nghĩa xây dựng khung lý thuyết cho luận văn, chương 1 đã tập hợp căn bản nhất những cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng. Đồng thời đề xuất một số các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng làm cơ sở lý luận dẫn chiếu để phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động