Hoạt động kinh doanh của IDV tăng trưởng đều và ổn định và có những dấu ấn đậm nét trong hoạt động kinh doanh như sáp nhập thành công MH vào IDV trong năm 2015, thành lập hiện diện tại Đài loan, Liên ang Nga, xác lập vị thế quan trọng trên thị trường tài chính - tiền tệ. Đến nay, IDV luôn khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam qua các chỉ tiêu sau:
a) Tổng tài sản: Tính đến thời điểm 31/12/2015, tổng tài sản của IDV đạt 850.670 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,6 trong tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng. Với kết quả này, IDV hiện là ngân hàng có tổng tài sản lớn trong hệ thống các tổ chức tín dụng nước ta.
ảng 2.1 cho thấy: Trong giai đoạn 2011-2015 tổng tài sản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) và IDV đều tăng, cụ thể:
- Vietcombank: Tổng tài sản năm 2011 là 366.722 tỷ đồng, năm 2015
là 674.395 tỷ đồng, cả giai đoạn tăng 307.673 tỷ đồng, tốc độ tăng là 83,9 .
- Vietinbank: Tổng tài sản năm 2011 là 460.604 tỷ đồng, năm 2015 là
779.483 tỷ đồng, cả giai đoạn tăng 318.879 tỷ đồng, tốc độ tăng 69,23 .
- IDV: Tổng tài sản năm 2011 là 405.755 tỷ đồng, năm 2015 là
Bảng 2.1: Bảng so sánh tổng tài sản của BIDV, Vietcombank, Vietinbank giai đoạn 2011-2015
Đơn vi tính: tỷ đồng,
Ngân hàng
Năm So sánh
2011 2012 2013 2014 2015
2012 so với 2011 2013 so với 2012 2014 so với 2013 2015 so với 2014 2015 so với 2011 Mức +/- Tỷ lệ +/- Mức +/- Tỷ lệ +/- Mức +/- Tỷ lệ +/- Mức +/- Tỷ lệ +/- Mức +/- Tỷ lệ +/- BIDV 405.755 484.785 548.386 650.340 850.670 79.030 19,48% 63.601 13,12% 101.954 18,59% 200.330 30,80% 444.915 109,65 % Vietcombank 366.722 414.475 468.994 576.989 674.395 47.753 13,02% 54.519 13,15% 107.995 23,03% 97.406 16,88% 307.673 83,90% Vietinbank 460.604 503.530 576.368 661.132 779.483 42.926 9,32% 72.838 14,47% 84.764 14,71% 118.351 17,90% 318.879 69,23%
Số liệu tại bảng 2.1 cho thấy: Nhìn chung cả giai đoạn, IDV là ngân hàng có mức tăng và tốc độ tăng tổng tài sản lớn nhất. Trong đó, tăng nhiều nhất là năm 2015 với mức tăng 200.330 tỷ đồng, tốc độ tăng 30,8 so với năm 2014 và chiếm 45 mức tăng cả giai đoạn.
Mức gia tăng tài sản của IDV năm 2015 phần lớn do hoạt động sáp nhập với MH mang lại. Tổng tài sản của MH trước khi sáp nhập vào IDV khoảng 45.300 tỷ đồng, chiếm 22,61 mức gia tăng của năm, chiếm khoảng 5.2 tổng tài sản của IDV thời điểm sau sáp nhập, tăng ít nhất là năm 2013 mức tăng 63.601 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,12 .
Tổng tài sản của IDV tại thời điểm 2015 tăng gấp đôi so với năm 2011, dẫn đầu thị trường các ngân hàng TMCP Nhà nước ở nước ta, xếp thứ hai là ngân hàng Vietinbank 779.483 tỷ đồng, thứ ba là ngân hàng VC 674.395 tỷ đồng.
Cơ cấu tài sản đa dạng bao gồm: Cho vay khách hàng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, góp vốn đầu tư dài hạn, tài sản cố định và các tài sản khác.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính sau kiểm toán của BIDV
69% 1% 12% 9% 1% 1% 7% Cho vay khách hàng Chứng khoán kinh doanh
Chứng khoán đầu tư Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác Góp vốn đầu tư dài hạn Tài sản cố định
giai đoạn 2011-2015
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu tài sản BIDV giai đoạn 2011-2015
Hình 2.1 Cho thấy: Trong cơ cấu tài sản của IDV giai đoạn 2011-2015, khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trung bình khoảng 69 , xếp thứ hai là khoản mục chứng khoán đầu tư chiếm khoảng 12 , xếp thứ ba là khoản mục tiền gửi và cho các tổ chức tín dụng khác chiếm khoảng 9 . Các khoản mục tài sản khác: chứng khoán kinh doanh, góp vốn đầu tư dài hạn, tài sản cố định và tài sản khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Ở từng khoản mục tài sản có sự tăng trưởng không đều nhau qua các năm, cụ thể như sau:
Số liệu tại bảng 2.2 cho thấy:
Tổng tài sản của IDV tăng liên tục nhưng tốc độ tăng qua các năm không đều nhau, trong đó tăng nhanh nhất là năm 2015 tăng đến 30,08 , tăng ít nhất là năm 2013 tăng 13,12 . Giữa các khoản mục tài sản cũng có sự tăng trưởng khác nhau:
- Về tốc độ tăng trưởng: Hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng
trưởng nhanh nhất 516,18 , khoản mục chứng khoán đầu tư có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai 283,68 , khoản mục tài sản khác và tài sản cố định xếp thứ ba và thứ tư với tốc độ tăng 145,6 và 134,41 , hoạt động cho vay có tốc độ tăng trưởng xếp thứ năm với tỷ lệ tăng là 105,12 .
- Về qui mô tăng trưởng: Hoạt động cho vay khách hàng đạt mức tăng
trưởng nhiều nhất 302.837 tỷ đồng, tiếp theo là hoạt động chứng khoán đầu tư đạt mức tăng 89.881 tỷ đồng, hoạt động tài sản khác đạt mức tăng là 28.615 tỷ đồng, hoạt động tiền gửi và cho vay các TCTD khác đạt mức tăng là 9.681 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2011-2015, dư nợ cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng trưởng gấp đôi nhờ vào tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm, khoảng 15 /năm. Đặc biệt năm 2015, tốc độ tăng lên đến 34,58 với mức tăng 151.487 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay tăng do việc sáp nhập MH khoảng 30.000 tỷ đồng,
Bảng 2.2: Bảng chi tiết tài sản của BIDV giai đoạn 2011-2015
Đơn vi tính: tỷ đồng,
Loại tài sản
Năm So sánh
2011 2012 2013 2014 2015
2012 so với 2011 2013 so với 2012 2014 so với 2013 2015 so với 2014 2015 so với 2011 Mức +/- Tỷ lệ +/- Mức +/- Tỷ lệ +/- Mức +/- Tỷ lệ +/- Mức +/- Tỷ lệ +/- Mức +/- Tỷ lệ +/- Cho vay khách hàng 288.080 334.009 384.890 439.070 590.917 45.929 15,94% 50.881 15,23% 54.180 14,08% 151.847 34,58% 302.837 105,12% Chứng khoán kinh doanh 1.440 4.105 1.558 8.431 8.873 2.665 185,07% (2.547) (62,05%) 6.873 441,14% 442 5,24% 7.433 516,18% Chứng khoán đầu tư 31.684 48.965 68.072 91.817 121.565 17.281 54,54% 19.107 39,02% 23.745 34,88% 29.748 32,40% 89.881 283,68% Tiền gửi và cho vay
các TCTD khác 57.580 54.317 47.656 50.062 67.261 (3.263) -5,67% (6.661) (12,26%) 2.406 5,05% 17.199 34,36% 9.681 16,81% Góp vốn đầu tư dài
hạn 3.677 3.852 4.393 4.783 5.251 175 4,76% 541 14,04% 390 8,88% 468 9,78% 1.574 42,81% Tài sản cố định 3.641 4.229 5.201 6.672 8.535 588 16,15% 972 22,98% 1.471 28,28% 1.863 27,92% 4.894 134,41%
Tài sản khác 19.653 35.308 36.616 49.505 48.268 15.655 79,66% 1.308 3,70% 12.889 35,20% (1.237) -2,50% 28.615 145,60%
Tổng tài sản 405.755 484.785 548.386 650.340 850.670 79.030 19,48% 63.601 13,12% 101.954 18,59% 200.330 30,80% 444.915 109,65%
+ Xét về cơ cấu theo hình thức cho vay:
Hoạt động cho vay của IDV đa dạng tuy nhiên có những hoạt động cho vay số dư nợ rất thấp không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động của IDV, để thuận tiện trong việc phân tích, ta phân chia thành ba hình thức sau: Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước; Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, trả thay khách hàng, các khoản phải thu từ cho thuê tài chính; Cho vay bằng vốn ODA, ủy thác, chỉ định nhà nước.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của BIDV giai đoạn 2011-2015
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu dƣ nợ cho vay BIDV phân theo loại cho vay giai đoạn 2011-2015 Hình 2.2 cho thấy: 91,45% 89,87% 92,97% 97,84% 98,32% 1,79% 2,52% 2,46% 2,14% 1,67% 6,76% 7,62% 4,57% 0,02% 0,01% 84% 86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100% Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Cho vay bằng vốn ODA, ủy thác, chỉ định nhà nước
Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, trả thay khách hàng, các khoản phải thu từ cho thuê tài chính.
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước: Tỷ trọng dư nợ cho vay này có xu hướng gia tăng liên tục qua các năm, năm 2011 chiếm 91,45 , năm 2015 chiếm 98,32 tổng dư nợ. Mức tăng tỷ trọng trong giai đoạn này là 6,86 .
Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, trả thay khách hàng, các khoản phải thu từ cho thuê tài chính: Tỷ trọng của các hình thức cho vay này biến động liên tục qua các năm. Giai đoạn 2011 chiếm 1,79 , năm 2012 tăng lên 2,52 , năm 2013 giảm liên tục đến năm 2015 còn 1,67 .
Cho vay bằng vốn ODA, ủy thác, chỉ định nhà nước.: Tỷ trọng của các hình thức này cũng biến động liên tục qua các năm. Năm 2011 chiếm tỷ trọng 6,76 , giảm liên tục còn 0,01 vào thời điểm cuối năm 2015.
Nhìn chung qua các năm, cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tại thời điểm năm 2011, hình thức cho vay này chiếm tỷ trọng 91,45 , xếp thứ hai là nhóm các khoản Cho vay bằng vốn ODA, ủy thác, chỉ định nhà nước chiếm 6,76 , xếp thứ ba là Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, trả thay khách hàng, các khoản phải thu từ cho thuê tài chính chiếm 1,79 . Từ năm 2014, có sự chuyển dịch tỷ trọng của hoạt động Cho vay bằng vốn ODA, ủy thác, chỉ định nhà nước từ vị trí thứ hai xuống vị trí thứ ba là do: Trước năm 2014, IDV là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước (TMNN) được Chính phủ và NHNN giao phục vụ nhiều dự án lớn từ các nguồn vốn ủy thác nước ngoài của Chính phủ Nhật, Pháp, Đức, Thụy Sĩ… với hơn 200 chương trình/dự án với tổng trị giá khoảng 17.000 đến 25.000 tỷ đồng. Ngoài ra, IDV là ngân hàng đảm nhận vai trò Ngân hàng bán buôn cho các dự án Tài chính nông thôn I, II, III. Dư nợ cho vay để đầu tư phát triển khu vực nông thôn, tài trợ phương án sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và các doanh nghiệp… trung bình hàng năm khoảng 8.000 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2014-2015 các hình thức này giảm dần và đến thời điểm cuối năm 2015, hầu như dư nợ cho vay bằng thức này tại IDV đã hết do Việt Nam vượt ra khỏi nước nghèo nên các nhà tài trợ đang dần kết thúc các gói hỗ trợ.
+ Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo nhóm nợ:
Cho vay bằng vốn ODA, ủy thác bao gồm các khoản cho vay được tài trợ bằng các nguồn vốn của các nhà tài trợ quốc tế từ các chương trình hỗ trợ phát triển quốc gia theo ủy quyền của bộ Tài Chính. IDV chỉ đóng vai trò là đơn vị được ủy quyền cho vay lại những nguồn vốn này nên không chịu bất kỳ rủi ro tín dụng nào liên quan đến khoản cho vay này theo điều khoản đã được qui định trong hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa IDV và ộ Tài Chính. Theo đó, cơ cấu dư nợ vay theo nhóm nợ của IDV bao gồm:
Bảng 2.3: Bảng tỷ trọng dƣ nợ vay BIDV theo nhóm nợ giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Nhóm nợ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Mức +/- 2015 so với 2011 Cho vay ODA, ủy thác 6,68% 7,58% 4,54% 0,00% 0,00% -6,68% Nợ nhóm 1 79,53% 80,49% 86,72% 93,63% 95,39% 15,86% Nợ nhóm 2 11,03% 9,23% 6,48% 4,34% 2,93% -8,10% Nợ nhóm 3 1,78% 1,72% 1,01% 1,06% 0,66% -1,12% Nợ nhóm 4 0,14% 0,24% 0,17% 0,24% 0,15% 0,01% Nợ nhóm 5 0,84% 0,73% 1,08% 0,73% 0,87% 0,03%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính sau kiểm toán của BIDV giai đoạn 2011-2015
Số liệu tại bảng 2.3 cho thấy: Tỷ trọng dư nợ của từng nhóm nợ có thay đổi như sau:
Dư nợ nhóm 1: Luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần càng về sau, năm 2011 chiếm tỷ trọng 79,53 , năm 2015 chiếm 95,39 . Nhìn chung, năm 2015 tăng 15,86 so với năm 2011.
Nợ nhóm 2: giảm dần tỷ trọng qua các năm, năm 2011 chiếm 11,03 đến năm 2015 chỉ còn 2,93 . Nhìn chung, năm 2015 giảm 8,1 so với năm 2011.
Nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5): chiếm tỷ trọng nhỏ <3 và giảm dần qua các năm lần lượt như sau 2,76 , 2,69 , 2,26 , 2,03 và 1,68 . Xét riêng từ nhóm nợ, tỷ trọng nợ nhóm 3 giảm, nợ nhóm 4 và 5 tăng. Cụ thể:
Nợ nhóm 3 giảm dần tỷ trọng qua các năm, năm 2011 chiếm 1,78%
đến năm 2015 chỉ còn 0,66 . Nhìn chung năm 2015 giảm 1,12 so với năm 2011.
Nợ nhóm 4 tỷ trọng biến động qua các năm, năm 2011 chiếm 0,14 ,
năm 2012 tăng lên 0,24 , năm 2013 giảm còn 0,17 , năm 2014 tăng lên 0,24 , năm 2015 giảm còn 0,15 . Nhìn chung năm 2015 tăng tỷ trọng so với năm 2011 là 0,01%.
Nợ nhóm 5 tỷ trọng biến động qua các năm, cao nhất là năm 2013 chiếm 1,08 , thấp nhất là năm 2012 và 2014 0,73 . Nhìn chung năm 2015 tăng tỷ trọng so với năm 2011 là 0,03 .
Nhìn chung cả giai đoạn: hoạt động tín dụng của IDV có xu hướng cải thiện dần về chất lượng nợ cho vay, thể hiện ở tỷ trọng nợ nhóm 1 gia tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm. Nợ nhóm 2 và nợ xấu có xu hướng giảm và kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu dưới 3 . Tuy nhiên việc gia tăng tỷ lệ của nợ nhóm 4 trong hai năm 2012 và 2014, nợ nhóm 5 trong hai năm 2013 và 2015 đã làm cho chi phí dự phòng của IDV trong giai đoạn này tăng theo.
Năm 2012, NHNN ban hành thông tư 19 về việc thành lập công ty VAMC nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Theo đó, các tổ chức tín dụng được phép bán nợ cho VAMC với một số điều kiện nhất định và nhận về trái phiếu đặc biệt có mệnh giá bằng giá mua của khoản nợ xấu. So sánh các báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn, IDV là ngân
hàng có tỷ lệ nợ bán cho VAMC nhiều nhất. Tại thời điểm cuối năm 2015, mệnh giá trái phiếu đặc biệt là 20.836 tỷ đồng, bằng 3,48 dư nợ của IDV sau khi bán. Theo qui định, giá mua của khoản nợ xấu bằng “giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó” (Điều 14, khoản 1 Nghị định 53/2013/NĐ-CP) nên giá trị khoản nợ mà IDV bán cho VAMC sẽ lớn hơn nhiều so với giá trị trái phiếu đặc biệt và IDV đang nắm giữ.
Xét một cách tương đối, việc bán nợ này đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu của IDV giảm đáng kể như sau:
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính sau kiểm toán của BIDV giai đoạn 2011- 2015
Hình 2.3: Biểu đồ mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ
giá trị trái phiếu đặc biệt/dƣ nợ sau khi bán nợ của BIDV giai đoạn 2011-2015