Về khung pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 89)

Các cơ quan chức năng cần tổ chức rà soát, chuẩn hóa và hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thương mại theo xu hướng phát triển của quốc tế nhằm giúp hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đã giữ

được sự ổn định trong và sau quá trình tái cơ cấu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế như sau:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức và môi trường hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nhằm tạo điều kiện cho hoạt động mua bán nợ được hiệu quả.

Mặc dù đã hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế giảm bớt nợ xấu nhưng bản thân công ty này cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc bán nợ vì thiếu một thị trường mua bán nợ cùng các tiêu chuẩn đồng bộ. Với mức vốn điều lệ hữu hạn, nếu sau khi VAMC mua nợ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó không có khả năng hồi phục thì phải tìm cách xử lý để thu hồi hoặc bán nợ lại cho một đối tác khác. Hiện nay chưa có qui định cụ thể về thị trường mua bán nợ nên việc tìm kiếm một đối tác khác ngoài các tổ chức tín dụng trong nước để mua lại nợ thì rất khó nên việc hình thành thị trường mua bán nợ thứ cấp sẽ giúp cho quá trình tiền tệ hóa các khoản nợ xấu được nhanh chóng, tạo điều kiện cho sự lưu thông của tín dụng.

- Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng thực hiện tái cơ cấu.

Đối với các tổ chức tín dụng tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém từ nguồn tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ nguồn vốn bằng việc tái cấp vốn với mức lãi suất hợp lý nhằm bảo đảm khả năng chi trả và tạo nguồn vốn cho mở rộng hoạt động. Nếu tổ chức tín dụng cần khắc phục tồn tại tài chính cũng như hỗ trợ các tổ chức tín dụng tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất giảm bớt áp lực về thời gian xử lý tổn thất nên cho phép tổ chức tín dụng đó thực hiện trích dự phòng rủi ro theo lộ trình nhằm giảm bớt áp lực tài chính.

- Tạo điều kiện tối đa cho việc mở rộng đối ngoại về kinh tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Chủ động, tích cực tham gia vào

các hoạt động chung về quốc phòng, an ninh tại khu vực và quốc tế phù hợp với lợi ích và khả năng của Việt Nam.

Đối với những mối quan hệ đối ngoại đã xây dựng được từ trước. Chính phủ cần có biện pháp đẩy mạnh và chủ động làm sâu sắc hơn quan hệ đó, đưa các khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích lâu bền giữa nước ta với các đối tác đặc biệt là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)