Hoạt động marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 27 - 28)

Hoạt động marketing giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu mình đến khách hàng khách hàng. Khi khách hàng đã biết đến và công nhận chất lượng sản phẩm dịch vụ và thương hiệu của ngân hàng thì khách hàng sẽ luôn ưu tiên lựa chọn dịch vụ của ngân hàng khi phát sinh nhu cầu, nhờ đó ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Chính vì vậy, ngày nay các NHTM rất xem trọng hoạt động marketing và đầu tư nhiều vào hoạt động này dưới các hình thức khác nhau như tiếp thị, khuyến mãi hoặc các hoạt động quay số trúng thưởng để đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng.

1.2.1.4. Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ

Khả năng ứng dụng công nghệ phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống.

Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. Khoa học công nghệ hiện đại giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nắm bắt thông tin nhanh, chính xác kịp thời đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.2.1.5. Trình độ, chất lượng người lao động

Nhân tố con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng. Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được chi phí hoạt động.

1.2.1.6. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của một NHTM thường được biểu hiện, trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như: Khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng, vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một ngân hàng, cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp, có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)