Hạn chế hiệu quả kinh doanh và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60)

7. Bố cục của luận văn

2.4.3. Hạn chế hiệu quả kinh doanh và nguyên nhân

2.4.3.1. Hạn chế

* Quy mô tổng tài sản:

Tổng tài sản của Ngân hàng tăng đều qua ba năm từ 6,195 tỷ năm 2013, đến năm 2015 tổng tài sản tăng lên 7,745 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng nhanh nhƣng tỷ lệ doanh thu thuần còn thấp, chƣa tƣơng xứng với mức đầu tƣ, do cơ cấu tài sản chƣa phù hợp nên ảnh hƣởng đến nguồn thu của Ngân hàng, chủ yếu nguồn thu là hoạt động cho vay, trong đó tổng tài sản tại Chi nhánh chính là cao nhất. Mô quy tổng tài sản của Agribank - Chi nhánh Cần Thơ là lớn nhất tại địa bàn Thành Phố, cao hơn nhiều lần các NHTM khác, nhƣng khả năng cạnh tranh về lĩnh vực dịch vụ còn hạn chế.

* Hạn chế về khả năng sinh lời:

Khả năng sinh lời của Agribank - Chi nhánh Cần Thơ chƣa tƣơng xứng với quy mô hoạt động, cụ thể tỷ suất lợi nhuận qua các năm chƣa ổn định, luôn biến động theo tác động của nền kinh tế năm 2013 là 1,21%, năm 2014 biến động mạnh giảm trên 50% còn 0,6% sang năm 2015 lại tăng mạnh lên trên 55%, cho thấy khả năng sinh lời phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng tín dụng. Tại các chi nhánh quận huyện còn nhiều chi nhánh chƣa đạt đƣợc chỉ tiêu do Chi nhánh chính đề ra. Việc phát triển sản phẩm thẻ đặc biệt lắp đặt và duy trì hệ thống ATM toàn thành phố là gánh nặng về chi phí do phải sử dụng một lƣợng tiền mặt lớn phải trả phí Hội sở và khả năng thu phí về không hiệu quả.

* Cơ cấu thu nhập chƣa đa dạng:

Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng trên 94% từ nguồn thu hoạt động tín dụng, năm 2015 nguồn thu từ tín dụng trên 97%/tổng nguồn thu. Điều này cho thấy Ngân hàng chƣa quan tâm đẩy mạnh công tác thu ngoài dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ còn sơ khai, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh phụ thuộc hoàn toàn vào Ban phát triển sản phẩm tại Hội sở chính, Chi nhánh không đƣợc phát triển sản phẩm riêng.

* Hạn chế về mặt con ngƣời:

Hiện tại ngân hàng đã nâng cao đội ngũ trẻ hóa nhân viên, tuy nhiên số lao động hiện tại còn 05 năm hết tuổi lao động rất cao. Chƣa có chính sách đào đạo nhân viên mới và bổ sung kiến thức cho nhân viên hợp lý, tác phong trong công việc của nhân viên còn hạn chế. Chính sách tuyển dụng nhân viên chƣa hợp lý, hiện tại nhân viên có bằng cấp không phù hợp với ngành rất cao.

Chƣa có chế độ khuyến khích ngƣời lao động trẻ phấn đấu thăng tiến, thƣờng bổ nhiệm chức vụ dựa vào kinh nghiệm lâu năm, phải yêu cầu là đảng viên.

2.4.3.2. Nguyên nhân

Dựa vào kết quả phỏng vấn, các nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh tại Agribank - Chi nhánh Cần Thơ nhƣ sau:

- Về năng lực của nhà quản trị và chất lƣợng nguồn nhân lực. Nhà quản trị chƣa xây dựng đƣợc hệ thống phòng ngừa và xử lý rủi ro, chƣa thật sự khuyến khích các chi nhánh trực thuộc nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng chứng là chƣa xây dựng bộ chỉ tiêu thƣởng phạt phân minh, mạnh dạng điều chuyển, bổ nhiệm các cá nhân có đủ năng lực và tâm huyết, điều chuyển các cá nhân nhiều năm không hoàn thành chiểu tiêu đề ra.

- Cán bộ làm nghiệp vụ trực tiếp nhƣ kế toán, nhân viên tín dụng, thanh toán quốc tế hay nghiệp vụ thẻ chƣa am hiểu hết các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, không có sự điều chuyển giữa các bộ phận với nhau. Các bộ phận chƣa thật

sự bỗ trợ lẫn nhau. Chƣa xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng nhân viên gắn với trách nhiệm và thu nhập.

- Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đƣợc điều chỉnh rất nhiều bộ luật, văn bản quy định khác nhau. Khi các yếu tố kinh tế biến đổi, ngân hàng là ngƣời chịu sự tác động trực tiếp và nhanh nhất nên trong thời gian qua tình kình kinh tế thế giới luôn biến động làm cho nền kinh tế trong nƣớc cũng chịu sự tác động lớn, các ngân hàng buộc phải tuân thủ theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc về tỷ lệ bảo đảm thanh toán, trích lập dự phòng, tỷ lệ về hệ số an toàn vốn tối thiểu,…

- Kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ chƣa đƣợc phát triển xứng tầm trong khu vực đã ảnh hƣởng đến việc mở rộng tín dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngoài một vài khu công nghiệp, khu chế xuất, trên địa bàn thành phố Cần Thơ chƣa có dự án trọng điểm đầu tƣ lớn nhƣ các thành phố khác trực thuộc Trung ƣơng.

- Mặc dù các chi nhánh trực thuộc đƣợc phân bố đến các quận huyện nhƣng mức độ hoạt động chƣa tƣơng xứng, chƣa xây dựng đƣợc mạng lƣới hoạt động hiệu quả, địa điểm giao dịch chƣa thuận lợi, nơi làm việc chƣa đƣợc xây dựng đồng bộ, nhiều chi nhánh loại ba chƣa xây dựng đƣợc trụ sở làm việc khang trang.

- Các sản phẩm dịch vụ của Agribank thật sự chƣa đa dạng, chƣa phát triển, ngoài ra các sản phẩm dịch vụ hiện tại còn nhiều sai sót chƣa hoàn thiện, không thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Chƣa quan tâm đến khách hàng hiện tại, cụ thể là chƣa có chƣơng trình khuyến mãi tri ân khách hàng truyền thống, các chƣơng trình khuyến mãi còn hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ quà tặng.

* Theo kết quả khảo sát của tác giả, tất cả các nguyên nhân ở trên đƣợc đa số những ngƣời trực tiếp làm việc và lãnh đạo đồng tình. Kết quả khảo sát phù hợp với thực tế và theo nhận định của tác giả. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Cần Thơ nhƣ sau:

- Cơ cấu tài sản chƣa phù hợp kỳ hạn huy động chƣa phù hợp với kỳ hạn cho vay, đặc biệt là trung dài hạn. Tài sản sinh lời còn thấp, nhiều rủi ro do tỷ lệ dƣ nợ cao, các dịch vụ của Ngân hàng là các dịch vụ truyền thống, nên nguồn thu thấp.

- Một số chi nhánh cho doanh nghiệp vay với dƣ nợ lớn nhƣng kinh doanh không hiệu quả, không kiểm soát đƣợc vốn vay ảnh hƣởng đến nợ xấu, lãi tồn đọng. Lực lƣợng nhân viên làm công tác tín dụng còn thiếu, chƣa tuân thủ quy tắc cho vay nhƣ thƣờng xuyên kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng, chƣa tham mƣu dự báo tốt những ngành có nhiều rủi ro, trình độ nhân viên làm công tác tín dụng còn hạn chế về mãng các văn bản pháp luật do tuyển dụng đầu vào các ngành ít liên quan đến luật. Khách hàng đem lại nguồn thu cho ngân hàng tuy nhiên chƣa có chƣơng trình chăm sóc khách hàng tiền vay cũng nhƣ tiền gửi,…

- Nhiều chi nhánh trực thuộc chƣa tận dụng đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phƣơng nên không đạt kế hoạch giao, lãi suất huy động tại Agribank tƣơng đối thấp hơn so với các ngân hàng cổ phần nên mất lợi thế cạnh tranh, sản phẩm huy động của Agribank so với các ngân hàng thƣơng mại khác vẫn chƣa phong phú, đa dạng, kém linh hoạt. Phong cách giao dịch của một số cán bộ chƣa thật sự đổi mới, công tác tiếp thị vốn còn nhiều hạn chế do không có kinh phí và nguồn nhân lực, nhiều nhân viên chƣa hiểu hết các sản phẩm dịch vụ nên việc tiếp thị còn hạn chế.

Chi nhánh còn phụ thuộc vào nguồn chi phí Hội sở cấp duyệt, các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu do Hội sở phát triển nên Chi nhánh còn bị động nhiều, Chi nhánh bị hạn chế về công tác tiếp thị, chiêu thị, hậu mãi do Hội sở kiểm soát. Dịch vụ của Agribank thật sự chƣa tạo tự đột phá nhƣ các NHTM khác, phí dịch vụ của Agribank tƣơng đối cao so với các NHTM khác trên địa bàn,..

- Về công nghệ và chất lƣợng chất lƣợng dịch vụ ngân hàng, dù Ngân hàng đã có hệ thống IPCAS đƣợc đầu tƣ đồng bộ toàn chi nhánh nhƣng tình trạng ngẽn mạng, lỗi đƣờng truyền vẫn thƣờng xảy ra, đặc biệt là các ngày lễ, ngày nghỉ, các ngày có lƣợng giao dịch đột biến thƣờng xuyên. Một bộ phận nhỏ nhân viên không

thể vận hành đƣợc hệ thống, chƣa thành thạo vi tính, anh văn nên còn hạn chế về mặt nghiệp vụ.

- Thông tin về khách hàng còn hạn chế, do hiện nay việc thu thập thông tin khách hàng chủ yếu lấy từ nguồn Trung tâm phân tích và thông tin tín dụng (CIC) là chính thống, ngoài ra các nguồn tin khác kém chất lƣợng, việc thay đổi chứng minh nhân dân trong những năm nay Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, một số khách hàng có ý xấu, hay thông tin không tốt làm lại số chứng minh hay căn cƣớc sau đó không cung cấp cho Ngân hàng, nên Ngân hàng gặp rũi ro lớn về tín dụng, thanh toán. Hệ thống thông tin cập nhật trễ và chƣa đầy đủ.

- Ngân hàng Nhà nƣớc phân loại nợ và chích lập dự phòng theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 khi một khách hàng vay tại một TCTD bị quá hạn thì sẽ kéo theo quá hạn các món vay khác tại các TCTD mà khách hàng đó có dƣ nợ, và thay đổi tỷ lệ trích lập dự phòng, chính những thông tƣ này đã tác động lớn đến nhóm nợ tại Chi nhánh, và trích lập dự phòng tại Ngân hàng.

- Nhiều chỉ tiêu kế toán, chế độ tài chính, phân loại nợ, hoạch toán chi tiêu, các trích lập dự phòng còn nhiều thiếu sót và không rõ ràng tại Chi nhánh, các khoản mục kế toán chƣa áp dụng thống nhất mỗi chi nhánh, nhiều kiểm soát gắn nhằm tài khoản kế toán còn xảy ra thƣờng xuyên và liên tục.

Tóm tắt chƣơng 2

Trong chƣơng hai đã nêu lên đƣợc thực trạng kinh doanh, đánh giá và phân tích thông qua các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh, thâm dò ý kiến của chuyên gia về các hạn chế cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng.

Qua chƣơng hai nhận thấy Agribank - Chi nhánh Cần Thơ còn nhiều tồn tại và hạn chế, nên Ban giám đốc cần phải xử lý, giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại, những vấn đề trong phạm vi giải quyết Ban lãnh đạo phải xử lý dứt điểm, kịp thời,

những vấn đề khó giải quyết hay vƣợt quyền giải quyết thi kiến nghị trình lên cấp trên để có hƣớng xử lý cụ thể.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA AGRIBANK - CHI NHÁNH CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020

Các chi nhánh trực thuộc trong toàn chi nhánh đã tích cực thay đổi về nhận thức, ý thức trách nhiệm, nỗ lực khắc phục khó khăn, phát triển kinh doanh theo hƣớng ổn định, an toàn, hiệu quả. Tăng cƣờng hỗ trợ, chia sẽ, đoàn kết, thống nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định tài chính. Với những dự báo trƣớc về khả năng phát triển tín dụng, Agribank - Chi nhánh Cần Thơ cần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn ổn định, giảm chi phí đầu vào, đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, bảo đảm nguồn thu nhập ổn định, lâu dài ít rủi ro bằng cách, mở rộng liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng trong vùng phát triển sản phẩm thẻ ATM, thẻ hƣớng nghiệp, liên kết với các ban ngành, chính quyền địa phƣơng trả lƣơng qua thẻ, giới thiệu các tiện ích, ứng dụng mới của Ngân hàng nhƣ Enternet Banking, Mobile Banking với các công ty, các công nhân trong khu công nghiệp, chế xuất. Lập đƣờng dây nóng tiếp nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ, về phản ánh chất lƣợng dịch vụ kịp thời và giải quyết nhanh chống cho khách hàng.

Năm 2015 và đầu năm 2016, mặc dù hoạt động trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế tại địa phƣơng, những tồn tại của năm 2014 về tín dụng, song với những nỗ lực vƣợt bậc, kết quả đạt đƣợc tại Agribank - Chi nhánh Cần Thơ ngày càng đáng khích lệ, trong đó đáng ghi nhận vẫn là sự đóng góp tích cực của các chi nhánh loại 3. Với vị trí là ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn về vốn huy động và dƣ nợ, Agribank - Chi nhánh Cần Thơ tiếp tục là lực lƣợng chủ yếu dẫn dắt thị trƣờng nông nghiệp nông thôn, góp phần lớn vào thành công chung của ngành ngân hàng trên địa bàn.

* Mục tiêu đến năm 2020. (Trích Phƣơng hƣớng nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Cần Thơ trong 05 năm từ năm 2015-2020).

- Cơ cấu tài sản hợp lý, tăng khả năng thanh khoản và sử dụng tài sản đầu tƣ vào lĩnh vực hạn chế rủi ro.

- Tăng nguồn thu dịch vụ của Ngân hàng chiếm tỷ trọng 20-30% so với tổng thu nhập.

- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hồ sơ chứng từ kế toán, hồ sơ vay vốn, các biễu mẫu quy định trong Agribank - Chi nhánh Cần Thơ. Tách phòng thẩm định hoạt động riêng lẻ, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng trong hoạt động tín dụng, vì đây là nguồn thu chính của Ngân hàng nên cần phải tăng cƣờng quản lý rủi ro.

- Giảm tỷ lệ nợ xấu, kiên quyết xử lý các khoản nợ xấu lâu năm, các nợ tồn động lãi.

- Gửi nhân viên đi đào tạo các lớp nghiệp vụ mới, lớp bổ sung kiến thức mới, cho từng đối tƣợng nghiệp vụ phù hợp.

- Xây dựng trụ sở làm việc tại các chi nhánh, nhằm nâng cao thƣơng hiệu và hoạt động ổn định tại các chi nhánh.

- Xây dựng hệ thống phân tích và xử lý rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu năng suất làm việc của từng nhân viên,…

* Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2016 (trích trong kế hoạch kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Cần Thơ năm 2016)

- Cuối năm 2016 lợi nhuận trƣớc thuế tối thiểu 138 tỷ đồng (tăng từ 15% đến 20% so với năm 2015, là mục tiêu tăng cho những năm sau).

- Thu dịch vụ 24 tỷ đồng (tăng từ 15% đến 20% so với năm 2015, là mục tiêu tăng cho những năm sau).

- Tỷ lệ chi thƣờng xuyên đầu (TK 86) không quá 0,18%. Những năm sau sẽ giảm dần tƣơng ứng với chỉ tiêu Hội sở giao.

- Phấn đấu tiền lƣơng công nhân viên không thấp hơn năm 2015. - Hoạt động kế toán ngân quỹ an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.2.1 Giải pháp về tăng trƣởng hoạt động kinh doanh 3.2.1.1. Tăng trƣởng huy động vốn 3.2.1.1. Tăng trƣởng huy động vốn

Cần nghiên cứu các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, phù hợp với thực tế tại địa phƣơng, các sản phẩm tuy đa dạng và phong phú nhƣng phải đơn giản và linh hoạt cho khách hàng.

Tuy nguồn vốn huy động tăng trƣởng qua các năm nhƣng cơ cấu vốn huy động không mang tính ổn định, vì vậy cần phải khai thác triệt để các khách hàng có ý muốn gửi lâu dài, nâng tỷ lệ tiền gửi lâu dài lên cao nhằm giữ chân khách hàng và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ đính kèm. Tuy nhiên tùy vào tình hình kinh tế ổn định, nếu huy động nguồn vốn lâu dài hiện tại, sau này nếu nền kinh tế biến động lãi suất tiền gửi giảm thêm sẽ là gánh nặng phí cho ngân hàng.

Đẩy mạnh công tác quản lý, giao chỉ tiêu cho cán bộ nhân viên hơn nữa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60)