- Tên khác: Lát, Lát chun, Lát da đồng. - Tên đồng nghĩa: Chukrasia velutina A. Juss.
Chukrasia tabularis Roemer.
- Họ thực vật: Xoan (Meliaceae)
Cây gỗ lớn, cao 25(30) m, đường kính 50-80(100) cm. Thân thẳng, thường có bạnh vè, cành nhiều, vỏ màu đen.
Lá kép lông chim chẵn, dài 30-50 cm, có khi hơn, lá chét (7)10-16(20) đôi, phiến lá hình trứng-mũi mác, mép nguyên, cỡ 7-12 x 3-5 cm, đầu có mũi, gốc hình nêm không đều, nhẵn trừ ở nách gân mặt dưới, lá non màu đỏ.
Hình 4.3: Hoa cây Lát hoa
Cụm hoa hình chùy ở nách lá và đầu cành. Hoa lưỡng tính, màu trắng sữa. Cánh hoa 4-5. Chỉ nhị hợp thành ống, 8-10 bao phấn. Bầu có lông; núm hình trụ ngắn, có lông ở gốc.
Quả gần hình cầu, 3-5 ô, cỡ 3,5-4,5 x 2,5-3,5 cm, mỗi ô có nhiều hạt. Hạt có cánh ở đỉnh, màu đỏ.
Mùa hoa tháng 4-5(7), có quả tháng 10-12.
Đặc điểm sinh thái học
Cây mọc rải rác trong rừng rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, thung lũng núi đá vôi, ở độ cao khoảng 800 m trở xuống cùng với các loài: Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Burretiodendron tonkinense), Gội
(Aglaia sp.), Bứa (Garcinia oblongifolia), Sồi sp (Lithocarpus sp.).,Trường
mật (Pavieasia annamensis), Giổi sp. (Manglietia sp.),Côm tầng (
Elaeocarpus griffithii ); Gội nếp (Aglaia spectabilis), Côm rừng (Elaeocarpus
sylvestris), Dẻ gai (Castanopsis echinocar), Nhội (Bischofia javanica), Trám
trắng (Canarium album),...
Tầng cây bụi, thảm tươi ở đây gồm các loài cây chủ yếu là: Thượng duyên (Epigeneium amplum), Mua rừng (Melastoma candium), Viễn chí ba sừng (Polygala tricornis); Dương xỉ gỗ (Cyathea gigantea), Mạch môn đông
(Ophiopogon japonicus), Mua liềm (Osbeckia stellata), Vót (Adiantum
flabellulatum), Kim cang (Smilax lanceiflora), những loài này mọc rất nhiều
số lượng rất lớn. Chiều cao từ 0.05 m đến 5m với tầng cây bụi cao 0.5m chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong đó có hai cây có độ che phủ cao nhất đó là: Mạch môn đông và Viễn chí ba sừng (độ che phủ của mỗi loài là 10% ).
Đặc điểm tái sinh
Trong quá trình điều tra thực địa cho thấy Lát hoa chủ yếu tái sinh hạt tuy nhiên đôi khi thấy tái sinh chồi ở những cây bị chặt hay bị đổ (do thiên tai). Kết quả tái sinh theo tuyến được tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 4.4: Tái sinh tự nhiên Lát hoa theo tuyến
Đơn vị tính: cây
Tên tuyến Cây tái sinh Hvn(cm)theo từng cấp Tổng Hạt Chồi <50 51-100 >100
Tuyến 01 12 5 4 3 10 17
Tuyến 02 8 4 3 4 5 12
Tuyến 03 4 1 1 1 3 5
Tuyến 05 6 0 2 1 3 6
Qua bảng cho thấy:
Số lượng cây Lát hoa đã thành thục về tính tại khu vực còn tương đối ít.Nguyên nhân, trong giai đoạn trước khi thành lập Vườn (năm 2002) đây là loài bị khai thác tương đối mạnh, các cá thể còn lại đến bây giờ mới bắt đầu thành thục về tính. Do vậy, số lượng cây con tái sinh không nhiều.
Đa số các cây Lát hoa con tái sinh trong tán của cây mẹ (chiếm 66,7%). Trong giai đoạn đầu tái sinh (Hvn< 50) số lượng cây còn nhiều; số lượng cây suy giảm theo chiều cao của cây, do cây không cạnh tranh được ánh sáng cũng như chất dinh dưỡng.
- Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm: Trong quá trình điều tra khả năng tái sinh loài Lát hoa. Tái sinh cùng cây Lát hoa thường mọc xen với các loài: Sâng, Gội, Vàng anh …
Phân bố địa lý
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia.
Trong nước: Lai Châu (Mường Nhé), Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang,
Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh Tây Nguyên.
Tại VQG Xuân Sơn: Lát hoa chỉ phân bố ở phía tây và chủ yếu ở thôn Lấp, Cỏi xã Xuân Sơn và thôn Bến Thân xã Đồng Sơn.
Hình 4.5: Sơ đồ phân bố Lát hoa tại VQG Xuân Sơn
Giá trị
Cây gỗ quý, có vân đẹp (nhất là gốc và rễ), màu đỏ sáng, cứng trung bình, ít co giãn, không mối mọt, rất được ưa chuộng trong kiến trúc và đóng đồ dùng gia đình như giường, tủ, bàn ghế, đồ mỹ nghệ xuất khẩu.