Giải pháp về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 87)

Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nên vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn một số loài quí hiếm nói riêng đưa ra phải thật hợp lý, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng chủ yếu bảo tồn phải đảm bảo an sinh xã hội và gắn liền với phát triển kinh tế của VQG Xuân Sơn.

Áp lực cho nhu cầu phát triển tác động đến hoạt động bảo tồn đòi hỏi phải có chiến lược phát triển khôn khéo, chú trọng đến việc phát huy các giá trị tài nguyên sinh học phục vụ cho phát triển kinh tế vùng đệm trong VQG Xuân Sơn.

Nhận thức về công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của các nhóm cộng đồng, kể cả các nhà lãnh đạo địa phương. Vì thế, cần có một chương trình hành động về truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên hướng đến tất cả các nhóm đối tượng trong xã hội với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Do sự phụ thuộc của người dân trong VQG Xuân Sơnvào rừng là rất lớn nên cần có những lộ trình phù phù hợp cho từng giai đoạn sắp tới để giảm gánh nặng và sức ép vào rừng của người dân địa phương, giúp cho người dân địa phương sống không phụ thuộc vào rừng bằng các trương trình khuyến khích trồng rừng bảo vệ rừng và người dân có được lợi ích từ việc bảo vệ rừng

Sinh kế của đại đa số bộ phận đồng bào phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Đây là một vấn đề xã hội hết sức phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp giải quyết khôn khéo và có lộ trình phù hợp để chuyển đổi sinh kế cho các nhóm cộng đồng. Và cần có những đánh giá tác động theo từng thời kỳ và có kế hoạch để quản lý thích nghi trong thời gian tới.

Cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên chỉ mới bắt đầu, cần thiết phải có các nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này, nhất là cơ chế đồng quản lý để áp dụng rộng rãi.

Triển khai các chương trình, dự án đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng... nhằm nâng cao thu nhập, thay thế sản phẩm từ rừng tự nhiên bằng các sản phẩm rừng trồng, giảm áp lực tới tài nguyên rừng trong khu bảo tồn.

Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho các thành viên; phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Từng bước phát triển du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn cần được hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được đầy đủ, kể cả nguồn nhân lực, trong đó chú trọng để phát triển loại hình du lịch sinh thái trên cơ sở quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 87)