Trám đen (Canarium tramdenum Chan Din Dai & Yakovlev)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 77)

- Tên phổ thông: Trám đen

- Tên khoa học: Canarium tramdenum Chan Din Dai & Yakovlev - Họ thực vật : Trám (Burseraceae)

Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, cao (7)10-20 (30) m, đường kính (15) 30-60 (90) cm. Thân thẳng, phân cành cao, đẽo ra có mùi thơm hắc. Lá kép lông chim lẻ, không lá kèm; lá chét 7-15, nhẵn, lệch, thường có dạng hình lưỡi hái, hình trứng thuôn, cỡ 6-17 x 3-7,5 cm, mép nguyên, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc hình nêm xiên.

Hình 4.14: Thân và lá cây trám đen

Cụm hoa ở nách lá hay ở đầu cành. Cụm hoa đực hình chuỳ thưa, nhiều hoa. Cụm hoa cái hình chùm, ít hoa. Hoa đực dài 7 mm, mảnh; lá đài 3 thùy rõ. Nhị 6, chỉ nhị dính ở gốc; bầu thoái hóa. Hoa cái dài 9 mm; lá đài gần cụt; chỉ nhị dính trên 1 nửa; bầu nhẵn.

Hình 4.15: Quả trám đen

Cành mang quả dài 8-35 cm, có từ 1-4-6 quả, cuống quả dài. Quả hình thoi hẹp, cỡ 3-4 x 1,7-2 cm, tiết diện ngang hình tròn hay gần tròn, vỏ quả tương đối dày, lúc chín màu tím đen, hạch cứng, 3 ô.

Mùa hoa tháng 4-6, có quả tháng 9-12.

Đặc điểm sinh thái

Trám đen mọc rải rác trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở độ cao dưới 700 m với số lượng còn lại trên toàn Vườn là rất ít, chúng mọc cùng với các loài: Trám trắng (Canarium album), Gội nếp (Aglaia spectabilis), Chẹo tía

(Engelhardtia roxburghiana), Trường mật (Amesiondendron chinensis), Sâng

(Pometia pinata), Dẻ (Lithocarpus sp.), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis),

Nhọc ( Polyalthia cerasoides)...

Tầng cây bụi, thảm tươi ở đây gồm các loài cây chủ yếu là: Alangium chinense, Wrightia pubescens, Castanopsis indica, Garcinia oblongifolia,

Machilus odoratissima. Ngoài ra còn có: Malotus apenta, Antidesma bunius,

Helicteres hirsuta, Catunaregam spinosa,...một số loài khác như trong ngành

Dương xỉ - Polypodiophyta (Angiopteris confertinervia, Quercifilix zeylanica,

Đặc điểm tái sinh

Trám đen chủ yếu tái sinh bằng hạt, trong quá trình điều tra tôi không phát hiện được cá thể nào tái sinh theo tuyến cũng như dưới tán và ngoài tán cây mẹ (do bị tác động ở mức cao). Theo cán bộ kiểm lâm ở đây thì những năm gần đây người dân xung quanh VQG vào rừng khai thác quả Trám đem về làm thực phẩm, làm thuốc và bán nên tỷ lệ cây tái sinh ở giai đoạn cây mạ ngày càng giảm do số lượng quả đã giảm điều này phù hợp với thực tế khả năng tái sinh của loài. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo tồn cần có biện pháp khai thác quả hợp lý và giữ được khả năng tái sinh từ hạt loài cây quý hiếm này.

Phân bố

- Trong nước: Phân bố Các tỉnh miền Bắc. Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn cây phân bố giải rác, tuy nhiên số lượng cây không còn nhiều.

- Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.

- Tại VQG Xuân Sơn: Chỉ thấy xuất hiện tại tuyến điều tra số 06 (xóm Lạng đi Lùng Mằng). Trong tuyến điều tra phát hiện 11 cây trưởng thành trong đó thì có tới 6 cây giáp với khu vực canh tác nông nghiệp của người dân. Do vậy, cần có các biện pháp để bảo vệ quần thể

Hình 4.16: Sơ đồ phân bố Trám đen tại VQG Xuân Sơn

Giá trị

Quả trám đen đã được dùng làm thực phẩm rất lâu đời ở Việt Nam. Quả trám “ỏm” là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của các gia đình ở miền Bắc trước kia. Từ quả trám có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: trám kho cá, trám nhồi thịt... Quả trám còn được dùng để làm ô mai mặn, ngọt được nhiều người ưa thích. Nhân hạt trám chứa nhiều dầu béo, có vị bùi; có thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh. Quả trám còn được dùng làm thuốc

vì có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, thanh lọc, giải độc rượu. Lá có vị hơi đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Vì vậy quả trám dùng giải độc rượu, cá nóc hoặc chữa hóc xương cá. Dùng quả trám tươi giã nát, vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Nếu dùng ngoài, dịch nước của quả chữa da nứt nẻ do khô lạnh, lở ngứa, nhất là lở miệng không há mồm ra được, chữa sâu răng bằng cách dùng quả và hạt trám đốt, tán nhỏ và bôi vào chân răng. Rễ cây trám dùng chữa phong thấp, đau lưng, gối tê liệt cử động. Lá trị cảm mạo, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, phù thũng, ghẻ lở. Ở Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) dùng rễ trám trị đau dạ dày, bỏng lửa; lá dùng trị xuất huyết tử cung, ban độc; quả trị nội thương xuất huyết, ho; vỏ rễ dùng trị nội thương thổ huyết.

Nhựa trám đen có thể dùng thắp sáng hoặc dùng trong công nghệ véc ni sơn. Nhưng nhựa trám đen thường ít và chóng khô đặc hơn trám trắng, nên ít khi khai thác nhựa từ cây trám đen.

Gỗ trám đen nhẹ, mềm, màu xám trắng, giác lõi không phân biệt, có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút chì, diêm, bột giấy.

Trám đen là cây đa mục đích được chọn làm cây trồng trong các vườn rừng, trại rừng và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)