Táu nước(Vatica subglabra Merr.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)

- Tên khác: Táu xanh

- Tên khoa học: Vatica subglabra Merr. - Họ thực vật: Họ Dầu (Dipterocarpaceae)

Đặc điểm hình thái

Táu nước là cây gỗ lớn hay vừa (đường kính 40-60 cm), khá cao (cao đến 30m). Thân tương đối thẳng và tròn đều, độ thon tương đối nhỏ, không có bạnh vè.

Vỏ thân có màu xám đem, nứt dọc, thường có nhiều địa y bao phủ. Cành mảnh, khi khô có màu nâu hồng, khi non có lông hình sao, sau nhẵn. Cây phân cành sớm.

Hình 4.12:Thân, lá và quả cây Táu nước

Lá đơn mọc cách, có lá kèm sớm rụng để lại vết sẹo nhỏ. Lá đơn, mọc cách, hình trái xoan thuôn, dài 4-7cm, rộng 1-4cm, hơi cong và không đối xứng, đỉnh thót nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên. Gân cấp hai có 10-13 đôi. Cuống lá mảnh, dài 0,5cm.

Do trong thời gian nghiên cứu không trùng vào mùa hoa, kết quả mô tả về hoa, quả kế thừa các tài liệu đã công bố cho thấy:

Cụm hoa hình chùy, ở tận cùng, hay mọc ở nách lá và có lông, sau nhẵn. Hoa hình trụ dài 10 mm, có lông màu xám, hình sao. Đài 5, nhị 10-12, bầu có phủ nhiều lông hình sao.

Quả hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, có vòi tồn tại. Quả 5 cánh không đều nhau, khi chín có màu nâu vàng, hai cánh lớn dài 3,5cm, ba cánh nhỏ dài 1,5 – 2cm.

Mùa ra hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 6 – 8

Đặc điểm sinh thái học

Cây mọc ở độ cao 100 – 900 m, thường tập trung nhiều nhất ở độ cao từ 300 – 600 m. Cây trung sinh thiên về ưa ẩm nên thường hay gặp loài này ở các chân núi, khe núi ẩm, trong thung lũng, ven suối, sông. Thường hay mọc cùng các loài: Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus

retusus), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Dẻ gai (Castanopsis echinocar),

Nhội (Bischofia javanica),Trường mật (Pavieasia annamensis), Côm rừng

(Elaeocarpus sylvestris), Quế lợn (Cinnamomum iners),...

Tầng cây bụi, thảm tươi ở đây gồm các loài cây chủ yếu: Lụi (Rhapis

cochinchinensis), Lấu ( Psychotria montana), Găng ( Randia spinosa), Hồng

bì rừng ( Clausena indica), (Nephrolepis coedifolia), (Angiopteris

crassipes),.. và một số loài thuộc Poaceae (Dendrocalamus sp., Neohoujeaua

dulloa,...)

Đặc điểm tái sinh

Loài có khả năng tái sinh tự nhiên tốt ở dưới các tán rừng hơi thưa. Trong quá trình điều tra theo tuyến gặp khá nhiều cây Táu nước tái sinh tự nhiên, chúng mọc rải rác với số lượng tương đồi nhiều. Kết quả tái sinh theo tuyến được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng4.7: Tái sinh tự nhiên Táu nước (Vatica subglabra Merr)theo tuyến

Đơn vị tính: cây

Tên tuyến

Cây tái sinh Hvn(cm)theo từng cấp

Tổng Hạt Chồi <50 51-100 >100

Phân bố địa lý

Việt Nam: Hà Tây (cũ), Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Tại VQG Xuân Sơn: Các tuyến điều tra chỉ duy nhất tuyến 06 (xóm Lấp, Dù, Lạng đi Suối Gà, xã Xuân Sơn) phát hiện 114 cây Táu nước (Vatica

subglabra Merr.) trưởng thành phân bố rải rác ở ở sinh cảnh rừng trên núi đất.

Hình 4.13: Sơ đồ phân bố Táu nước(Vatica subglabra Merr.)

tại VQG Xuân Sơn

Giá trị

Là loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Gỗ có màu trắng vàng, cứng vừa đến rất cứng, giác có màu hơi sáng hơn phần lõi, tỷ trọng 0,7 – 1,1. Thịt

gỗ mịn, thớ thẳng, chịu mối mọt nhưng khó gia công, chế biến. Người dân địa phương thường dùng gỗ để làm cột nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)