Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 88)

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách quốc gia về bảo tồn và phát triển thực vật nhằm thực hiện bảo tồn và phát triển ngoài thiên nhiên mà vẫn đảm bảo được các lợi ích chính đáng của cộng đồng về thu nhập, sinh kế.

Xây dựng một chính sách về quản lý, bảo vệ và buôn bán cho các loài thực vật quý hiếm này. Việc gây trồng các loài này có thể là một nghề kinh doanh đem lại thu nhập cho địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo, cải

thiện lối sống cho người dân sinh sống gần rừng và cũng dùng biện pháp này như một công cụ để thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng trong việc bảo vệ quần thể các loài bị khai thác quá mức ở địa phương.

Cần phát triển và hoàn thiện các thể chế, chính sách cụ thể, phù hợp để thu hút cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển thực vật rừng. Xây dựng chương trình dài hạn về bảo tồn và phát triển các loài thực vật rừng ở tỉnh; khuyến khích các chương trình nghiên cứu khoa học nhằm xác định rõ số lượng, trữ lượng và sự phân bố của các loài.

Khai thác có hiệu quả nguồn vốn tại chỗ thông qua các hoạt động dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khóa học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các VQG đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên.

Cập nhật thông tin, đưa các tiến bộ khoa học, các phương tiện hiện đại để phục vụ triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu bảo tồn đặc biệt là bảo tồn các loài thực vật quý hiếm trongVQG Xuân Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 88)