Gù hương (Cinnamomum balansae H Lecomte)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 70)

- Tên khác : Gù hương

- Tên khoa học : Cinnamomum balansae H. Lecomte - Họ thực vật : Long não (Lauraceae)

Đặc điểm hình thái

Cây gỗ to, thường xanh, cao tới 50 m, đường kính thân 0,7-1,2 m; cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9-11 cm, rộng 4- 5 cm, thót nhọn về hai đầu; gân bậc hai 4-5 đôi; cuống lá dài 2-3 cm, nhẵn.

Hình4.9: Thân và lá cây Gù hương

Cụm hoa chuỳ, ở nách lá, dài 4-5 cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1-4 mm, phủ lông; bao hoa 6 thùy, có lông; nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; 3 nhị vòng trong cùng mỗi nhị có 2 tuyến; nhị lép 3, hình tam giác, có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa.

Hình 4.10: Nhị không mang tuyến, nhị mang tuyến và bầu (SĐVN, tr 251)

Quả hình cầu, đường kính 8-10 mm, đính trên đế hoa hình chén. Mùa hoa vào tháng 1-5, mùa quả chín tháng 6-9.

Đặc điểm sinh thái học

Gù hương mọc rải rác trong rừng rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đất hay núi đá vôi, ở độ cao 100- 600 m thường mọc cùng với các loài: Gội sp. (Aglaia sp.), Cui lá to (Heritiera macrophylla), Dẻ

(Castanopsis sp.), Trường mật (Pavieasia anamensis), Côm (Elaeocarpus

sp.), Ràng ràng (Ormosia sp.), Máu chó (Knema conferta), Kháo (Machilus

bonii), Thích (Acer decandrum),...

Tầng cây bụi, thảm tươi: bao gồm chủ yếu các loài cây tái sinh của tầng trên, ngoài ra còn có: Callicarpa dichotoma, Aralia armata, Maesa

balansae,..một số loài thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): Tectaria

phaeocaulis, Davallia orientalis, Pteris finotii,... và một số loài khác như:

Anoectochilus sp.

Đặc điểm tái sinh

Loài có khả năng tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên trong quá trình điều tra theo tuyến với tổng số 36 cây trưởng thành, nhưng không thấy xuất hiện cây con tái sinh. Do vậy, để đánh giá khả năng tái sinh tôi tiến hành lập 10 ô dạng bản đánh giá thông qua mô hình bảo tồn loài tại khu vực Văn phòng Vườn (hiện tại Vườn quốc gia Xuân Sơn đã tiến hành bảo tồn chuyển vị loài với số lượng 2000 cây tại khu vực Văn phòng thông qua nhân giống bằng hạt). Kết quả được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.6: Đánh giá sinh trưởng và phát triển cây Gù hương Đơn vị tính: cây Stt Tên ô Số lượng cây Hvn(cm) theo từng cấp/chất lượng Ghi chú <50 51-100 >100

Tốt Xấu Tốt Xấu Tốt Xấu

1 01 4 3 1 2 02 4 4 3 03 3 1 2 4 04 3 3 5 05 4 1 3 6 06 4 4 7 07 4 3 1 8 08 5 5 9 09 5 1 3 1 10 10 4 1 3 Tổng 40 4 33 3

Qua bảng cho thấy: Trong điều kiện trồng với độ tàn che 0,5 (rừng tự nhiên đang phục hồi) và các điều kiện chăm sóc giống nhau, sau hơn 1 năm tại khu vực thực nghiệm cây Gù hương sinh trưởng và phát triển tốt. Trong tổng số 40 cây đo đếm có >80% cây sinh trưởng và phát triển tốt; 10 % cây sinh trưởng và phát triển kém, nguyên nhân ban đầu được xác định là do Trâu bò phá; còn lại 8% cây sinh trưởng và phát triển vượt trội hơn.

Phân bố địa lý:

Việt Nam: Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương).

Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, cây phân bố tại các kiểu rừng mưa ẩm nhiệt đới và hiện tại tập chung tại thôn Lạng (xã Xuân Sơn), thôn Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng xã Kim Thượng.

Hình 4.11: Sơ đồ phân bố cây Gù hương tại VQG Xuân Sơn

Giá trị

Loài đặc hữu của Việt Nam. Trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ, bàn ghế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 70)