Giổi lông (Michelia balansae (DC.) Dandy)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 65)

- Tên khác: Giổi bà, Giổi balansa, Giổi ăn hạt, Giổi ba vì. - Tên đồng nghĩa: Magnolia balansae DC. 1904.

Michelia baviensis Fin. & Gagnep, 1906.

- Họ thực vật: Họ Ngọc lan (Magnoliaceae).

Đặc điểm hình thái

Giổi lông là cây gỗ nhỡ, cây trưởng thành có thể đạt tới chiều cao trên 20m, đường kính có thể đạt trên 50cm, thân thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ, vỏ màu lục xám nâu không nứt. Cành mọc chếch về phía ngọn hợp với thân một góc 60-700. Cành non, chồi, cuống lá phủ lông mềm màu gỉ sắt. Trên cành có vết sẹo vòng của lá kèm rụng để lại rất rõ.

Hình 4.6: Thân và lá cây Giổi lông

Lá đơn mọc cách hình trái xoan dài hoặc trứng ngược trái xoan, dài 7- 18 cm rộng 4-8cm, đầu nhọn dần có mũi nhọn ngắn, đuôi hình nêm. Mặt trên lá màu lục thẫm mặt dưới lá nhạt hơn phủ lông gỉ sắt, mép nguyên. Gân bên 12-15 đôi. Cuống lá dài 1,7-4cm gốc hơi phình to.

Hình 4.7: Hoa và quả cây Giổi lông

Hoa lưỡng tính mọc đơn độc ở nách lá, cuống hoa dài 2,5-3,5cm có lông màu gỉ sắt, nụ hoa được bao bọc trong các lá bắc đầy lông và mau rụng. Mảnh bao hoa 6-9 hình thìa, dài khoảng 3cm, màu trắng, xếp thành 3 vòng. Nhị nhiều dài 1-1,5cm chỉ nhị ngắn, bao phấn nứt dọc. Lá noãn nhiều, hình trứng phủ lông màu gỉ sắt, vòi nhụy cong ra ngoài.

Quả đại kép, cuống thô. Vỏ quả hóa gỗ cứng, nhiều đốm trắng, khi chín nứt thành 2 mảnh. Mỗi đại mang 2 hạt, đôi khi 1 hoặc nhiều hơn. Vỏ hạt đỏ tươi, thơm.

Cây ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 9 - 10.

Đặc điểm sinh thái học

Cây thường mọc rải rác trong rừng ẩm nơi đất giầu dinh dưỡng, thường mọc cùng các loài: Dẻ đỏ (Castanopsis hytrix), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Quế lơn. (Cinnamomum iners), Trâm sp. (Syzygium sp.),Sồi sp. (Lithocarpus

sp.), Côm sp. (Elaeocarpus sp.),Kháo sp. (Litsea sp.), Thau lĩnh (Alphonsea

squamosa, Chò chỉ (Parashorea chinensis), Côm rừng (Elaeocarpus

sylvestris), Thị sp. (Diospyros sp.),..

Tầng cây bụi, thảm tươi ở đây gồm các loài cây chủ yếu là của các cây gỗ tái sinh ở tầng trên và một số loài khác Psychotria reevesii , Rhapis

gracilis, Amomum villosum,…một vài loài trong ngành Dương sỉ- Polypodiophyta: (Nephrolepis coedifolia), (Angiopteris crassipes,..) và một số loài thuộc Poaceae (Dendrocalamus sp., Neohoujeaua dulloa,...)

Đặc điểm tái sinh

Loài có tái sinh hạt, cây con có khả năng chịu bóng. Trên tuyến điều tra gặp không nhiều cây Giổi lông tái sinh tự nhiên, chúng mọc rải rác với số lượng ít trên núi Ten (xóm Dù xã Xuân Sơn). Kết quả tái sinh theo tuyến được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.5:Tái sinh tự nhiên Giổi lông theo tuyến Tên

tuyến

Cây tái sinh Hvn(cm) theo từng cấp

Tổng Hạt Chồi <50 51-100 >100

Tuyến 01 17 0 04 05 08 17

Tuyến 06 12 0 02 04 06 12

Qua bảng trên cho thấy Giổi lông có khả năng tái sinh khá tốt. Tuy nhiên sự sinh trưởng và phát triển của cây bị hạn chế rất nhiều do sự phát triển mạnh mẽ của thảm cây bụi.

Phân bố địa lý:

Việt Nam: Yên Bái (Đồng Tâm), Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ (Chân Mộng, Xuân Sơn), Vĩnh Phúc, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá (Yên Cát), Nghệ An, Quảng Bình.

Tại VQG Xuân Sơn: loài có phân bố hẹp (tuyến 01,06) đặc biệt thấy loài xuất hiện nhiều ở kiểu hệ sinh thái rừng trên núi đất tập chung tại xóm Dù xã Xuân Sơn (Núi Ten) thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Hình 4.8: Sơ đồ phân bố Giổi lông tại VQG Xuân Sơn

Giá trị:

Gỗ tốt, có mùi thơm, ít bị mối mọt, dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ, làm hàng mỹ nghệ. Hạt dùng làm gia vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 65)